banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Cúm và thai kỳ, lúc 14g00, ngày 23/01/2019

Cúm, một tình trạng tưởng như đơn giản nhưng lại gây ảnh hưởng ít nhiều đến các mẹ bầu và thai nhi. Làm sao để hạn chế việc bị nhiễm cúm, mẹ có thể chích ngừa cúm khi mang thai hay không, chích ngừa cúm đem đến những lợi ích gì... là mối quan tâm của nhiều người.


Mời quý độc giả tham dự buổi giao lưu trực tuyến “ CÚM VÀ THAI KỲ” của bệnh viện Từ Dũ. Bs Phạm Thanh Hải- Trưởng phòng Quản lý chất lượng- BV Từ Dũ sẽ chia sẻ với quý độc giả những kiến thức về cúm đối với mẹ bầu lúc 14g ngày 23/01/2019. Các câu hỏi về vấn đề “nóng” này vui lòng gửi câu hỏi theo mẫu đăng ký câu hỏi dưới đây.

Chào bác sĩ! Hiện tại e đang mang thai 21 tuần và đang bị cảm cúm. E dự định là tuần sau khi hết cúm thì đi tiêm ngừa uốn ván và ngừa cúm cùng 1 lúc được không ạ? Mong bác sĩ trả lời giúp em! Cám ơn bác sĩ nhiều ạ!

Đoàn Thị Liệu - 26 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Tiêm ngừa cúm bạn có thể chích từ bây giờ và bất kỳ thời điểm no trong thai kỳ.

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Em bị sổ mũi, đau họng 2 hôm thì sốt. Tối đầu tiên sốt cao cả đêm 38.8 độ. Sang hôm sau hạ sốt, cả ngày vẫn sốt nhẹ tầm dưới 38 độ. E có uống siro, sịt rửa nước muối sinh lý đường mũi ngày 2 lần, súc họng nước muối ngày mấy lần mà vẫn thấy nhiều đờm, người mệt, đầu đau. Hôm nay là ngày thứ 5 rồi ah. Có cách nào để nhanh khỏi hơn k ạ? Em đang mang thai tuần 36

Vũ Ngọc Mai - 32 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Ho có đờm thì bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra để có chế độ chăm sóc phù hợp.

Chúc bạn có thai kỳ khỏe mạnh

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Chào bác sỹ! Em đang mang thai được 7 tuần. Hai hôm nay em có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi. Hiện tại em có dùng tỏi giã nát để ngửi kết hợp xông mũi bằng nước muối hàng ngày và không giám uống thuốc gì cả. Mong bác sỹ hướng dẫn giúp em cách điều trị để không bị ảnh hưởng tới thai nhi ạ! Em xin chân thành cảm ơn bác sỹ ạ!

Trần Thị Dung - 27 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm cảm cúm trong thai kỳ:

- Sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng: giảm ho, hạ sốt.

- Sử dụng các bện pháp tăng cường sức đề kháng với nhiều vitamin C.

- Tuân thủ lịch khám thai để nhằm phát hiện các bất thường của thai nhi.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

E chào bác sĩ,e muốn hỏi bác sĩ là hiện e đang bầu con đầu lòng tuần thứ 11.lúc 8 tuần e có bị cúm(ho,ngạt mũi) không sốt ạ.e có ngậm thuốc ho bảo thanh và uống nước là hương nhu và tía tô.e muốn bác sĩ tư vấn cho e bây giờ e cần làm các xn gì để kiểm tra e bé có dị tật gì trong và ngoài cơ thể đc ạ.e cảm ơn bác sĩ

Lưu thị thu vân - 27 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Các triệu chứng trên không đồng nghĩa là bạn bị cúm ở thời kỳ 8 tuần. Trong quá trình khám thai thì BS sẽ thăm khám và kiểm tra để quản lý tình trạng sức khỏe thai nhi ở mỗi giai đoạn. Vì vậy, bạn đừng lo lắng.

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Em đang mang bầu bé thứ 2 được 11 tuần tuổi. Em đang có các triệu chứng như đau đầu, hơi sốt, hắt hơi, sổ mũi và rát họng. Em đang rất lo lắng. Bác sĩ cho em hỏi các triệu chứng này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Em có nên xông hơi bằng lá sả, lá hương nhu hoặc tinh dầu sả hay không?

Nguyễn Thị Hoa - 32 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Theo như bạn mô tả thì có thể bạn bị nhiễm siêu vi. Nếu bạn cảm thấy lo lắng thì bạn có thể đến các cơ sở y tế để được thăm khám và có chế độ chăm sóc thích hợp.

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Em đã chích cúm cách đây 6 tháng, nhưng đợ vừa rồi em vẫn bị cúm. Em có nên đi chích lại vào tháng sau không bs, em không có thai.

Đỗ Trâm - 24 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Hiện nay có rất nhiều loại virus cúm khác nhau gây bệnh hàng năm theo khuyến cáo cúm các tổ chức y tế trên thế giới, một loại virus cúm được chọn làm tác nhân để tạo ra vaccin ngừa cúm. Ví dụ như cúm A H1N1 thường được chọn vì đây là loại cúm thường gặp nhất ở người. Do đó khi tiêm ngừa cúm cơ bản là chúng ta sẽ không mắc các trường hợp cúm thông thường được tính toán trong năm nhưng vẫn có thể mắc một số chủng cúm không thường gặp. Vi vậy, bạn không cần phải chích lại vì đã mới tiêm ngừa.

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Dự định thả cho có thai có chích cúm đuọc không ạ

Duyên Trần - 26 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Tiêm ngừa cúm bạn có thể chích từ bây giờ và bất kỳ thời điểm nảo trong thai kỳ.

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Dạ em đang mang thai 26 tuần 2 ngày. Lúc 19 tuần e có bị ho đàm, cơ thể ấm, em rất mỏi do cơn ho cứ kéo dài đến 22 tuần mới dứt hẳn. Nhưng trong lúc 21,5 tuần em có đi siêu âm 4D thì bs phát hiện con em bị thông liên thất 2.1mm. Cho em hỏi, có phải nguyên nhân em ho khi mang thai dẫn đến bé bị thông liên thất không bs? Cám ơn Bác sĩ nhiều ạ.

TrucQuynh - 27 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Thông liên thức có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ở tuổi thai 21 tuần. Bạn nên đến các cơ sở y tế có trung tâm tư vấn tiền sản để được tư vấn cụ thể nhé.

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Nếu em chích cúm đầu năm mà cuối năm em mới có thai thì có cần đi chích cúm trong khi mang thai không ạ?

Ngọc DUng - 34 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Hiện nay có rất nhiều loại virus cúm khác nhau gây bệnh hàng năm theo khuyến cáo cúm các tổ chức y tế trên thế giới, một loại virus cúm được chọn làm tác nhân để tạo ra vaccin ngừa cúm. Ví dụ như cúm A H1N1 thường được chọn vì đây là loại cúm thường gặp nhất ở người. Do đó khi tiêm ngừa cúm cơ bản là chúng ta sẽ không mắc các trường hợp cúm thông thường được tính toán trong năm nhưng vẫn có thể mắc một số chủng cúm không thường gặp. Vì vậy, bạn chích ngừa lại để phòng cúm nha.

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Bs ơi, nếu trong nhà đang có người bị cúm thì em có nên đi chích cúm không? Em đang có thai 5 tuần

Thùy Vân - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Một trong những cách phòng ngừa là tiêm phòng vaccin và bạn có thể tiêm ngừa cúm ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Có nên chích cúm khi thai 36-37 tuần để tránh lây cúm cho bé khi sinh không ạ

Thị Lý - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Bạn có thể tiêm ngừa cúm ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Nếu bị cúm trong thai kì, trong 3 tháng đầu có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai k ạ? Cách xử trí khi biu cúm trong 3 tháng đầu, trong thai kì. Có phải bỏ thai k ạ

Nguyễn trà my - 23 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy mối liên quan giữa nhiều cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ và một số bất thường bẩm sinh của thai nhi. Nhưng nhiều cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ không là chỉ định để chấm dứt thai kỳ.

Khi nhiều cúm trong thai kỳ, sản phụ cần phải:

- Sử dụng các biện pháp điều trị triệu chứng: giảm ho, hạ sốt.

- Sử dụng các bện pháp tăng cường sức đề kháng với nhiều vitamin C.

- Tuân thủ lịch khám thai để nhằm phát hiện các bất thường của thai nhi.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Bác sỹ cho em hỏi trong giai đoạn 3 tháng đầu phụ nữ mang thai bị nhiễm lạnh dẫn đến bị cảm và ho nhiều (gần 1 tháng) thì có ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi? Người mẹ chưa chích ngừa cảm cúm và có xét nghiệm máu chuẩn đoán không bị rubbela và cúm siêu vi, nếu bị ho nhiều thì có nên tiêm ngừa hay uống thuốc nào để dứt cơn ho kéo dài này.

Kiều Trinh - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn,

Các triệu chứng như cảm ho có nhiều nguyên nhân gây nên chứ không đơn thuần là do cúm gây nên. Hiện tại, tổ chức y tế thế giới đã chứng minh tính an toàn của vaccin cúm và cách thức khuyến cáo có thể tiêm vaccin ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ.

Thân mến

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Cho em hỏi đã tiêm ngừa cảm cúm trước khi mang thai thì trong năm đó có bị cảm cúm nữa không ạ? Em tiêm ngừa cảm cúm tháng 11/2018 nhưng mấy tháng nay lâu lâu em cũng hay ho và bị sổ mũi khi thời tiết lạnh

Kiều Trinh - 28 tuổi

Trả lời:

Chào bạn

Hiện nay có rất nhiều loại virus cúm khác nhau gây bệnh hàng năm theo khuyến cáo cúm các tổ chức y tế trên thế giới, một loại virus cúm được chọn làm tác nhân để tạo ra vaccin ngừa cúm. Ví dụ như cúm A H1N1 thường được chọn vì đây là loại cúm thường gặp nhất ở người. Do đó khi tiêm ngừa cúm cơ bản là chúng ta sẽ không mắc các trường hợp cúm thông thường được tính toán trong năm nhưng vẫn có thể mắc một số chủng cúm không thường gặp.

Thân mến.

BS. Phạm Thanh Hải - Quản lý chất lượng

Xem thêm