banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

Giao lưu trực tuyến: Ung thư cổ tử cung - Bạn đã biết cách bảo vệ mình?

Ung thư cổ tử cung đứng hàng thứ 2 trong các ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung đã được các nhà khoa học xác nhận là do nhiễm vi-rút HPV các chủng nguy cơ cao. Tất cả phụ nữ sau khi có hoạt động tình dục đều có nguy cơ nhiễm vi-rút này. Theo dữ liệu năm 2013-2014 của CDC (trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ) 45,2% dân số nam và 39,9% dân số nữ trong độ tuổi trưởng thành từ 18-59 tuổi bị nhiễm ít nhất 1 chủng vi-rút HPV.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, chúng ta đã có các xét nghiệm xác định được sự hiện diện của vi-rút HPV ở cổ tử cung cũng như chủng HPV mà bạn bị nhiễm. Đây là một xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện, không xâm lấn, có thể thực hiện đồng thời khi bạn khám phụ khoa. Do đó, xét nghiệm HPV đã trở thành một trong những phương pháp an toàn và đáng tin cậy để tầm soát sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Việc điều trị sẽ đạt kết quả rất tốt nếu tổn thương cổ tử cung được phát hiện sớm ở giai đoạn tiền ung thư (CIN) hoặc ung thư tại chỗ.

Em 40 tuổi, có 2 con, sống chung thủy 1 vợ 1 chồng, không có viêm nhiễm phụ khoa, chưa chích ngừa HPV. Vậy có cần đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung không ạ?

Trang Pham - 40 tuổi

Trả lời:

Chào chị

Với trường hợp của chị rất cần khám sàng lọc ung thư cổ tử cung kể cả khi không có triệu chứng vì tuổi phụ nữ càng lớn thì tần suất ung thư cổ tử cung càng tăng

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Bac si cho em hoi, neu nhiem HPV typ 16 thi nen lam gi tiep theo de dieu tri khoi virus va nguy co bi ung thu the co cao ko ah? Em cam on

Minh Vu - 30 tuổi

Trả lời:

Chào em

HPV tuýp 16 là tuýp nguy cơ gây ung thư cổ tử cung cao nhất hiện nay. Vì vậy, em nên đến bệnh viện Từ Dũ để được soi cổ tử cung và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh em nhé.

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Em 35 tuổi, đã lập gia đình và có 1 con trai 5 tuổi. Em chưa chích ngừa HPV. Vậy em có nên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung không ạ? Nếu đi khám thì em phải làm xét nghiệm gì ạ?

Hong Hoa - 35 tuổi

Trả lời:

Chào em

Ở lứa tuổi của em rất cần thực hiện sàng lọc ung thư cổ tử cung. Ở tuổi trên 30 chúng ta nên thực hiện cả hai test là tế bào học (Pap) và xét nghiệm HPV là tốt nhất.

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Neu nhiem mot hoac nhieu typ HPV khac nhau thi nguy co bi benh co giong nhau khong ah? Loai HPV nao la nguy hiem nhat va cach phong ngua the nao ah? Em cam on

Minh Vu - 30 tuổi

Trả lời:

Chào em

Thông thường các xét nghiệm HPV được phân chia theo thứ tự nguy hiểm như 16,18,45… các tuýp còn lại ít nguy hiểm hơn sẽ đưa vào chung một nhóm. Do đó, tuýp 16 là nguy hiểm nhất, nhưng dù có nhiễm các tuýp khác chúng ta cũng nên quay trở lại gặp bác sĩ để được tư vấn chẩn đoán và điều trị thích hợp.

 

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Chào bác sĩ, tháng 11 năm 2019 em có đi xn HPV ở phòng khám tư bác sĩ kết luận em nhiễm HPV tuýp 16,18,11. Sau đó tháng 12 năm 2019 em có đi khám và làm xn HPV tại BV phụ sản trung ương thì nói em ko bị nhiễm HPV nhưng kết quả xn tế bào thì trên tờ kết quả ghi" bị Ascus CTC và có nhiễm HPV", và đến 6 tháng sau em làm xn tế bào lại thì đã hết Ascus nhưng bị viêm do tạp khuẩn nên hay bị tái đi tái lại nhiều lần ạ. ĐIều em băn khoăn là bé trai nhà em cách đây 1 năm có bị nổi 1 mụn hạt cơm ở mu bàn chân. Vậy bác sĩ cho em hỏi liệu có phải em bị HPV và lây sang con nên mới bị mọc mụn hạt cơm không ạ? Từ tháng 12 năm 2019 đến giờ em chưa xn lại HPV ạ. Xin bác sĩ tư vấn giúp em ạ! Em cảm ơn!!!

hải - 31 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Nếu em đã bị tế bào bất thường (ASCUS) kèm nhiễm HPV nguy cơ cao (16,18) thì nên đến bệnh viện để được soi CTC và làm thêm xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý tại cổ tử cung như (sinh thiết, nạo kênh…). Bé trai bị nổi mụn cơm ở bàn chân nên đi khám Da Liễu để được chẩn đoán và điều trị đúng chuyên khoa em nhé.

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Thưa bác sĩ. Em có nhiễm HPV và thành CIN3. Đã làm leep loại bỏ phần bệnh, khám lại bình thường,vẫn còn đang trong quá trình theo dõi xem có tái lại không. Trong thời gian này e có thể đi tiêm phòng không ạ?

Phương - 24tuổi tuổi

Trả lời:

 

Em 24 tuổi nên vẫn năm trong lứa tuổi có thể chích ngừa HPV. Mặc dù, em đã bị CIN3 đã điều trị bảo tồn cổ tử cung em vẫn có thể chích ngừa HPV theo lịch được nhé.

Em có thể bệnh viện Từ Dũ để đăng ký chích ngừa.

Mến chào em

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

1. Thưa BS, tôi năm nay 25 tuổi, mẹ tôi năm nay 52 tuổi, mẹ tôi rất khỏe mạnh và rất ít khi đi bệnh viện, tôi có xem qua chương trình về Tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của BV Từ Dũ. Tôi muốn thuyết phục mẹ đi tầm soát, nhưng mẹ tôi bảo “đi mắc công mất thời gian, phát hiện bệnh tùm lum, về lo lắng thêm thôi, cứ để tới đâu, hay tới đó, con ah. Trời kêu ai nấy dạ”. Mong BS tư vấn giúp để tôi thuyết phục mẹ tôi đi tầm soát hoặc khám sức khỏe định kỳ.

Thanh - 25 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Tuổi 52 là lứa tuổi rất hay thường gặp ung thư cổ tử cung, ung thư giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng gì cảnh báo cả. Nếu chúng ta chờ có triệu chứng thì giai đoạn đã trễ rồi. Các bác, các chị đi khám định kỳ sẽ có thể phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư điều trị tối thiểu, nhẹ nhàng và hiệu quả, đỡ mất công sức thời gian và tiền bạc. Hi vọng câu trả lời của bác sẽ giúp mẹ em hiểu hơn về sự cần thiết của việc tầm soát ung thư cổ tử cung.

Mến chào em.

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái.

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

2. Thưa BS, tôi bị khí hư nhiều, cách 2 tháng nay tôi có ra máu giữa kỳ kinh, nhưng không nhiều, kéo dài khoảng 2-3 ngày. Do bận quá tôi chưa đi khám. Vậy tôi đang bị gì và có bị ung thư cổ tử cung không ah?

D.H.A - 28 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Ra huyết tử cung bất thường cũng là một trong những triệu chứng báo động của ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó cũng còn có nhiều nguyên nhân khác gây xuất huyết giữa kỳ kinh. Vì vậy, em cần đến bệnh viện Từ Dũ để được thăm khám và điều trị thích hợp em nhé!

 

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái.

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

3. Thưa BS, ung thư cổ tử cung có thể sinh con được không ah?

B. - XX tuổi

Trả lời:

Chào em

Vấn đề ung thư cổ tử cung và duy trì chức năng sinh sản còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: giai đoạn bệnh, tuổi, số con… phát hiện càng sớm ở những giai đoạn tiền ung thư thì khả năng giữ tử cung càng cao em nhé. 

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái.

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

4. Thưa BS, tôi 40 tuổi, cách đây 1 tháng tôi tầm soát bằng xét nghiệm HPV và kết quả dương tính với type 11. Tôi lo lắng vô cùng, có phải tôi sẽ bị ung thư cổ tử cung không ah?

T.H - 40 tuổi

Trả lời:

Chào chị!

HPV týp 11 là týp nguy cơ thấp thường gây ra bệnh lý Condyloma ở cơ quan sinh dục, là 1 bệnh lý lành tính không phải là ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên chị vẫn phải tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo lịch.

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái.

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

5. Thưa BS, tôi 42 tuổi, đi khám thì bs bảo tôi bị lộ tuyến cổ tử cung, vậy lộ tuyến là gì? Có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung không ah?

V.A - 42 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh lý lành tính ở cổ tử cung. Lộ tuyến không gây ung thư cổ tử cung nhưng gây tiết dịch nhiều dễ viêm nhiễm cơ quan sinh dục.

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

6. Thưa BS, tôi 26 tuổi đã chích ngừa HPV nhị giá cách đây 5 năm. Hiện nay sức khỏe tôi bình thường, tôi có cần phải đi tầm soát HPV không ah?

H.N - 26 tuổi

Trả lời:

 

Chích ngừa HPV nhị giá là chủng ngừa HPV týp 16 và 18 là 2 týp nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, vẫn còn các týp khác có khả năng gây ung thư cổ tử cung. Vì vậy, sau khi tiêm ngừa HPV các chị em vẫn phải đi tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy theo lịch.

Mến chào em.

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

7. Thưa BS, mẹ tôi khỏe mạnh lắm, mẹ bảo “không đi tầm soát làm gì, đi chỉ mất thời gian mà chẳng tìm ra được gì” Vậy mẹ tôi có cần phải tầm soát ung thư cổ tử cung không ah?

B.N - 30 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Ung thư giai đoạn đầu hoàn toàn không có triệu chứng gì cảnh báo cả. Nếu chúng ta chờ có triệu chứng thì giai đoạn đã trễ rồi. Các bác, các chị đi khám định kỳ sẽ có thể phát hiện ở giai đoạn tiền ung thư điều trị tối thiểu, nhẹ nhàng và hiệu quả, đỡ mất công sức thời gian và tiền bạc. Hi vọng câu trả lời của bác sẽ giúp mẹ em hiểu hơn về sự cần thiết của việc tầm soát ung thư cổ tử cung.

Mến chào em.

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

8. Thưa BS, ung thư cổ tử cung có làm mãn kinh sớm không ah?

THU - 40 tuổi

Trả lời:

Dạ. chào chị!

Ung thư cổ tử cung không liên quan đến tình trạng mãn kinh. Tuy nhiên, nếu các chị đã mãn kinh rồi mà ra huyết trở lại thì phải đến bác sĩ kiểm tra vì có thể đó là triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

Chúc chị luôn vui khỏe!

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

9. Thưa BS, tôi 30 tuổi, chu kỳ bình thường, tôi có khám sức khỏe định kỳ và sức khỏe thuộc loại tốt, nhưng chưa có thực hiện tầm soát. Tôi có cần phải đi tầm soát ung thư cổ tử cung không ah và tôi nên đi tầm soát và có mất nhiều thời gian không ah?

M.H - 30 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Ở tuổi 30 mình rất cần tầm soát ung thư cổ tử cung, ở lứa tuổi này khuyến cáo nên thực hiện cả hai test là tế bào học (PAP) và xét nghiệm vi rút HPV. Nếu 2 test này âm tính sẽ có giá trị bảo vệ cho chúng ta 5 năm mới thực hiện tầm soát lại

 

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

10. Thưa BS, tôi năm nay 27 tuổi đã tầm soát ung thư cổ tử cung, kết quả âm tính và bs bảo tôi 2-3 năm sau thì cần tầm soát lại. vậy tôi có cần đi khám phụ khoa hàng năm không ah?

T.T - 27 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Ở lứa tuổi 25-29 chúng ta có thể lựa chọn 1 trong 2 test là tế bào học (PAP) hoặc xét nghiệm vi rút HPV. Nếu làm PAP thì 2 năm lập lại 1 lần nếu kết quả lành tính. Nếu làm xét nghiệm HPV thì 3 năm lập lại 1 lần nếu kết quả âm tính.

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Dạ cho em hỏi đi tiêm ngừa hpv vào buổi chiều có được không ạ? Hay bắt buộc phải tiêm vào buổi sáng

Trang - 21 tuổi

Trả lời:

Chào em,

Hiện tại bệnh viện Từ Dũ đang thực hiện tiêm chủng vào cả buổi sáng và chiều từ thứ 2 đến thứ 6, trong giờ hành chánh. Riêng thứ 7 chỉ tiêm vào buổi sáng. Chủ nhật nghỉ. Em có thể đến tiêm vào buổi chiều các ngày trong tuần em nhé

Thân mến,

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Triệu chứng ban đầu của ung thu cổ tử cung

Lê Vân - 33t tuổi

Trả lời:

Chào em,

Giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung hoàn toàn không có triệu chứng chỉ được phát hiện khi phụ nữ đi tầm soát định kỳ mà thôi.

Thân mến,

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi và đã quan hệ tình dục, tuần sau em sẽ đi khám sức khoẻ hằng năm và đồng thời xét nghiệm HPV luôn, nếu không có vấn đề gì em tính sẽ đi tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Hiện tại em chích tiêm phòng HPV có quá muộn không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Kim Sơn - 24 tuổi

Trả lời:

Chào em, 

Vẫn không muộn em ạ. Tuổi tiêm ngừa vi rút HPV là từ 9 đến 26 tuổi.

Em hãy đến bệnh viện khám và chích ngừa nhé!

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Em chưa có gia đình, đã quan hệ rồi em muốn tiêm ngừa ung thư cổ tử cũng được không? Cho em hỏi độ tuổi thích hợp để tiêm ngừa là bao nhiêu tuổi?

Trinh - 31 tuổi

Trả lời:

Chào em!

Tiêm ngừa vắc xin HPV không liên quan đến vấn đề quan hệ tình dục. Có hay không có quan hệ tình dục trước đó đều có thể tiêm ngừa vắc xin HPV em nhé!

Thân mến,

BS CKII Phạm Hồ Thúy Ái

BS. CK2. Phạm Hồ Thúy Ái - Khám phụ khoa

Xem thêm