banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

05/05/2015

Thông tin thuốc tháng 05/2015

Nội dung:   Tổng kết công tác báo cáo Phản ứng có hại của thuốc (ADR) năm 2014 từ các cơ sở  khám chữa bệnh của 63 tỉnh thành trong cả nước. 

              

I. THÔNG TIN CHUNG

1.1.  Tổng số báo cáo ADR:

- Từ ngày 15/12/2013 đến ngày 15/12/2014 tổng số báo cáo ADR  trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận và xử lý: 8513 (đạt 94 báo cáo/1 triệu dân)

- Cơ sở khám, chữa bệnh: 7787 báo cáo, có 2770 báo nghiêm trọng (39.4%).

- Đơn vị sản xuất, kinh doanh dược phẩm: 640 báo cáo có 12 báo cáo trùng với cơ sở điều trị.

- Báo cáo tự nguyện có chủ đích (TSR): 98 báo cáo gửi từ các cơ sở điều trị HIV/AIDS.

Bảng 1: Số lượng báo cáo năm 2014 lũy tiến theo từng tháng

 

1.2.  Phân loại báo cáo ADR:

 

Số lượng báo cáo

Tỷ lệ % (n=8513)

Phản ứng có hại của thuốc

8415

98.8 %

Chất lượng thuốc

82

1.0 %

Sai sót trong sử dụng thuốc

0

0.0 %

Khác

16

0.2  %

Bảng 2: Phân loại  báo cáo ADR


1.3. Số lượng báo cáo liên quan đến thuốc sử dụng trong các chương trình Quốc gia và y học cổ truyền:

 

Số lượng báo cáo

Tỷ lệ %

Thuốc điều trị lao

1003

11.8

Thuốc điều trị sốt rét

140

1.6

Thuốc điều trị HIV/AIDS

558

6.6

Vắc xin và sinh phẩm y tế

288

3.4

Thuốc y học cổ truyền

36

0.4

Bảng 3 : Tỷ lệ báo cáo liên quan đến thuốc sử dụng trong chương trình y tế Quốc gia và nguồn gốc dược liệu.

 

1.4. Các đơn vị gửi báo cáo:

  • 63/63 tỉnh, thành phố đã gửi báo cáo ADR trong năm 2014.
  • 691 cơ sở khám, chữa bệnh đã gửi báo cáo ADR

Số TT

Tên bệnh viện

Tỉnh/Thành phố

Số lượng báo cáo

Tỷ lệ %

1

Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội

340

4.4%

2

Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Tp. Hồ Chí Minh

305

3.9%

3

Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

Đà Nẵng

157

2.0%

4

Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Hà Nội

155

2.0%

5

Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí

Quảng Ninh

154

2.0%

6

Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh

Quảng Ninh

135

1.7%

7

Bệnh viện Hùng Vương

Tp. Hồ Chí Minh

127

1.6%

8

Bệnh viện Từ Dũ

Tp. Hồ Chí Minh

115

1.5%

9

Bệnh viện Da Liễu

Tp. Hồ Chí Minh

112

1.4%

10

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định

Tp. Hồ Chí Minh

106

1.4%

Bảng 4: Danh sách 10 cơ sở khám chữa bệnh gửi báo cáo nhiều nhất

 

1.5. Đối tượng báo cáo

Đối tượng gửi báo cáo

Số lượng

Tỷ lệ %

Bác sĩ – Y sĩ

2821

36.2

Dược sĩ

2690

34.5

Điều dưỡng – Nữ hộ sinh

1639

21.0

Khác

116

1.5

Không có thông tin

521

6.7

Tổng

7787

100.0 %

Bảng 5: Thông tin về đối tượng gửi báo cáo

 

1.6.Thông tin người bệnh

- Trong độ tuổi lao động (18 – 60 tuổi) chiếm đa số: 63,3%

- Người cao tuổi (> 60): 17.4%

- Trẻ từ 1 đến 12 tuổi: 8.8%

- Trẻ dưới 1 tuổi: 5.5%

Trong đó: Nam 3620 (47.0 %); Nữ 4051 (52.6%) và không có thông tin 34 (0.4%)

 

1.7. Phân loại thuốc nghi ngờ theo họ dược lý

Stt

Nhóm thuốc

Tổng số

Tỉ lệ %

1

Kháng sinh beta-lactam khác (Cephalospori thế hệ 1 – 4, Carbapenem...)

2497

32. 1

2

Thuốc điều trị lao

1030

13.3

3

KHáng sinh nhóm Aminoglycosid

594

7.6

4

Kháng sinh nhóm beta-lactam, họ penicillin

545

7.0

5

Kháng sinh nhóm quinolon

512

6.6

6

Chống viêm, chống thấp khớp

501

6.4

7

Thuốc kháng virus

472

6.1

8

Thuốc giảm đau và hạ sốt khác

240

3.1

9

Thuốc điều trị sốt rét

240

3.1

10

Các kháng sinh nhóm khác

225

2.9

Bảng 6: Các nhóm dược lý được báo cáo nhiều nhất

 

1.8. Phân loại thuốc nghi ngờ theo đường dùng

Stt

Đường dùng

Tổng số

Tỉ lệ%

1

Uống

3416

44.0

2

Tiêm, truyền tĩnh mạch

2998

38.6

3

Tiêm bắp

716

9.2

4

Test da

436

5.6

5

Thuốc đặt

226

2.9

6

Tiêm dưới da

93

1.2

7

Thuốc ngậm

31

0.4

8

Khác

248

3.2

9

Không có thông tin

1298

16.7

Bảng 7: Tổng hợp báo cáo theo đường dùng thuốc

 

1.9. Các thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất

Stt

Hoạt chất

Tổng số

Tỉ lệ%

1

Cefotaxim

829

10.7

2

Streptomycin

451

5.8

3

 Ceftriaxon 

396

5.1

4

Ceftazidim

378

4.9

5

Diclofenac

353

4.5

6

Ciprofloxacin

291

3.7

7

Rifampicin/isoniazid/pyrazinamid

230

3.0

8

Amoxicillin/acid clavulanic

201

2.6

9

Cefuroxim

179

2.3

10

Ethambutol

176

2.3

Bảng 8: Danh sách 10 thuốc nghi ngờ được báo cáo nhiều nhất


II. KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH VÀ PHẢN HỒI BÁO CÁO ADR

Tổng số báo cáo đã được nhóm chuyên gia thẩm định và được Trung tâm DI & ADR Quốc

gia phản hồi cho cán bộ y tế năm 2014 là 4265 báo cáo. Ưu tiên các báo cáo khẩn, báo cáo nghiêm trọng và báo cáo từ chương trình y tế  Quốc gia (HIV, lao, sốt rét).

Mối quan hệ nhân quả giữa thuốc và ADR được nhóm chuyên gia thẩm định đánh giá theo thang đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) như sau:

Mức quy kết

Số lượng

Tỷ lệ %

Chắc chắn

1677

26.4

Có khả năng

4861

47.9

Có thể

1925

19.0

Không chắc chắn

805

5.0

Chưa phân loại được

41

0.4

Không thể phân loại được

136

1.3

Tổng

10148

100.0 %

Bảng 9: Thông tin về quy kết quan hệ giữa ADR và thuốc


Những diễn biến của ADR đã được ghi nhận:

Diễn biến

Số lượng

Tỷ lệ %

Hồi phục không có di chứng

2634

61.8

Hồi phục có di chứng

34

0.8

Tử vong không liên quan đến thuốc

2

0.0

Tử vong do phản ứng có hại của thuốc

46

1.1

Đang hồi phục

891

20.9

Chưa hồi phục

75

1.8

Không rõ

583

13.7

Tổng

4265

100.0%

Bảng 10: Diễn biến của ADR được ghi nhận năm 2014


Các cơ sở khám chữa bệnh cần lưu ý: Phải có hộp chống sốc phản vệ theo Thông tư 08/1999-TT-BYT ngày 4/5/1999 của Bộ y tế Hướng dẫn phòng và cấp cứu sốc phản vệ.

Trong năm 2014 Trung tâm DI & ADR Quốc gia đã tiếp nhận 8513 báo cáo ADR tương ứng với 94.9 báo cáo /1 triệu dân, tăng gấp 1.4 lần so với năm 2013. Tuy nhiên, tỷ lệ báo cáo vẫn thấp so với tiêu chuẩn hệ thống Cảnh giác dược hoạt động có hiệu quả của Tổ chức Y tế thế giới (200 báo cáo/1 triệu dân). Nhìn chung chất lượng báo cáo đã cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tồn tại báo cáo thiếu thông tin gây khó khăn cho công tác thẩm định.  Để đạt hiệu quả cao trong công tác báo cáo ADR, Trung tâm DI & ADR Quốc gia đề nghị:

- Các cơ quan quản lý của Bộ y tế, Sở y tế tỉnh/thành phố, y tế ngành tăng cường triển khai các văn bản hướng dẫn về công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc tới các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị trong phạm vi quản lý chuyên môn của mình.

- Các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng quy trình báo cáo ADR tại đơn vị, phổ biến các văn bản hướng dẫn của Bộ y tế liên quan đến công tác giám sát phản ứng có hại của thuốc tới cán bộ y tế trong đơn vị. Khuyến khích và hỗ trợ cán bộ y tế báo cáo ADR.

- Trung tâm DI & ADR Quốc gia đẩy mạnh công tác thẩm định, phản hồi kịp thời cho cá nhân đơn vị báo cáo đồng thời cung cấp các thông tin chuyên môn từ các cơ sở dữ liệu báo cáo ADR cho các Vụ, Cục chức năng của Bộ y tế để có quyết định phù hợp và kịp thời.