banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

25/07/2016

Tổng kết báo cáo ADR năm 2015 tại bệnh viện Từ Dũ

Tổng số báo cáo ADR trong năm 2015 tại Bệnh viện Từ Dũ từ các khoa phòng là 143 báo cáo, là một trong 10 bệnh viện báo cáo ADR nhiều nhất năm 2015 trên cả nước. Số lượng báo cáo ADR năm 2015 tăng 32 báo cáo so với số lượng báo cáo ADR năm 2014 (111 báo cáo)

                           

1.Phân bố theo tháng:

 

Nhận xét:

Số lượng báo cáo ADR phân bố tương đối đều trong các tháng, trung bình 12 báo cáo/tháng, tập trung nhiều hơn vào tháng 8 với 21 báo cáo chiếm tỷ lệ 14.6%. Số lượng báo cáo ADR nhận được ít nhất vào tháng 7 với 5 báo cáo chiếm tỷ lệ 3.4%

2.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:

 

Nhận xét:

Số lượng báo cáo ADR từ khoa Sanh cao nhất với 51 báo cáo chiếm tỷ lệ 35.7%, tiếp theo là khoa Hậu sản N với 22 báo cáo chiếm tỷ lệ 15.4%, Hậu Phẫu với 20 báo cáo chiếm tỷ lệ 14%, PTGMHS với 11 báo cáo chiếm tỷ lệ 7.7%. Đây là các Khoa thực hiện tốt việc báo cáo ADR kịp thời nhằm cung cấp thông tin về các phản ứng có hại của thuốc về Trung tâm ADR Quốc Gia.

Trong năm 2014 những Khoa không có báo cáo ADR thì trong năm 2015 đã thực hiện tốt việc theo dõi và báo cáo ADR như Khoa Hậu Sản M (8 báo cáo), Khoa Nội Soi
(3 báo cáo ADR), Hậu Sản H (2 báo cáo)

Khoa không có báo cáo ADR trong năm 2015 là khoa Sản C

3. Phân bố số báo cáo ADR theo người báo cáo

 

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

Bác sĩ

97

67.8%

Dược sĩ

10

7%

NHS

36

25.2%

Nhận xét:

 Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ với 97 báo cáo chiếm tỷ lệ 67.8%,giảm so với năm 2014 (81.8%), tiếp theo là Dược sĩ với  10 báo cáo chiếm tỷ lệ 7% có tăng so với năm 2014 (6.4%), hộ sinh với 36 báo cáo chiếm tỷ lệ 25.2% có tăng so với năm 2014 (11.8%)

4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

 

STT

Nhóm thuốc

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

1

Kháng sinh

74

51.7%

2

Thuốc giảm đau

37

25.9%

3

Oxytocin

5

3.5%

4

Thuốc gây mê, tê

6

4.2%

5

Thuốc ung thư

1

0.7%

6

Thuốc đặt phụ khoa

6

4.2%

7

Thuốc khác

14

9.8%

 

Nhận xét:

Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 74 báo cáo chiếm tỷ lệ 51.7%, tăng so với năm 2014 (44.5%), tiếp theo là nhóm thuốc giảm đau với 37 báo cáo chiếm tỷ lệ 25.9%, tăng so với năm 2014 (20.9%) 

5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân

 

 Nhận xét:

Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc là 117 báo cáo chiếm tỷ lệ 81%, tăng so với năm 2014 (80%). Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 26 báo cáo chiếm tỷ lệ 19%, giảm so với năm 2014 (20%). Do vậy nên theo dõi sát bệnh nhân khi chỉ định sử dụng thuốc để kịp thời xử trí ADR.

6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất

Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:

- Nhóm thuốc kháng sinh (74 báo cáo) với đại diện là Cefotaxim, Cefadroxil, Metronidazol trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 63.5% (47 báo cáo)

- Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau (37 báo cáo) với đại diện là Diclofenac, Ketoprofen, Paracetamol trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 78.4% (29 báo cáo)

Tài liệu: Bảng thống kê báo cáo ADR năm 2015 của Đơn vị Thông tin thuốc