banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

20/05/2011

Cắt tử cung qua nội soi: thành tựu mới

BS Philippe Michaud
Hội Sản Phụ Khoa Pháp - CNGOF

Cắt tử cung là can thiệp thường gặp nhất ở phụ nữ (khoảng 70.000 ca/năm tại Pháp) với phương pháp mổ hở. Hơn 30 năm thực hiện tại Châu Âu và ngoại trừ Đại Tây Dương từ những trường hợp đầu tiên cắt tử cung qua nội soi, kỹ thuật này đã nhận được những lời khen ngợi. Cắt tử cung qua nội soi có giá trị và hữu ích với những trường hợp kết quả giải phẫu bệnh lý tử cung lành tính hay ác tính. Tỉ lệ tử vong (3.3/100.00) và biến chứng hậu phẫu (4.64/1000) giảm thấp, so sanh với cắt tử cung qua ngã bụng và ngã âm đạo. Với ung thư nội mạc tử cung giai đoạn 1 FIGO cắt tử cung bằng phương pháp này cho tỉ lệ sống không tái phát (DFS) và tỉ lệ sống toàn thể (OS) được xác nhận cao hơn so với cắt tử cung qua ngã bụng (khoảng 91.2% so với 93.8% và 86.5% so với 89.7%).
Cắt tử cung qua nội soi cũng cho thấy lợi điểm về giảm đau hậu phẫu, liền sẹo và thời gian nằm viện. Về mặt chức năng, ít ảnh hưởng đến quan hệ tình dục hơn phẫu thuật qua ngã bụng hay ngã âm đạo.

Một vài kỹ thuật như chia nhỏ kết hợp vận chuyển trên cao của các trocart phẫu thuật, cho phép xử lý khối thể tích tử cung mà trước đến giờ để lại cho phẫu thuật qua bụng. Trong trường hợp tiến triển nhanh, cắt tử cung gần như hoàn toàn qua nội soi cũng được thực hiện với những trường hợp giải phẫu bệnh lý lành tính ở những phụ nữ có HPV âm tính.

Dù có nhiều ưu điểm, tỉ lệ cắt tử cung qua nội soi chỉ vào khoảng 10 đến 15%. Việc học hỏi kỹ thuật, sử dụng những phương tiện hiện đại, tốn nhiều thời gian và  khó khăn. Ứng dụng kỹ thuật, tùy thuộc vào từng phẫu thuật viên, cho phép tăng có ý nghĩa trọng lượng của khối vật phẫu thuật (ODD Ratio 2) kết hợp với giảm biến chứng, giảm tỉ lệ mổ bụng hở sau đó và giảm thời gian phẫu thuật.

Việc phẫu thuật lệ thuộc nhiều vào dụng cụ: phẫu thuật viên chịu ảnh hưởng từ ngoại cảnh (phòng mổ, dụng cụ phẫu thuật nội soi). 19% các trường hợp gặp sự cố nặng là do lỗi từ dụng cụ. 42% những trường hợp gặp sự cố vận hành liên quan đến kết nối cáp và kềm lưỡng cực. Ứng dụng bảng kiểm trong phòng mổ và bảng kiểm dụng cụ nội soi giúp tiến trình thực hiện ổn định trong môi trường an toàn.

Nhằm đơn giản việc phẫu thuật và thao tác, kỹ thuật nhiệt hỗn hợp (thermofusion) bắt đầu được quan tâm rộng rãi. Cắt và làm đông đặc mô bằng nhiệt được thực hiện với cùng dụng cụ. Một số sử dụng điện đơn cực (EnSeal@ et Ligasure@) số khác sử dụng siêm âm (Harmonic@).Từ những ưu điểm trên, hướng dẫn kỹ thuật cần được thưc hiện nghiêm túc nhằm giúp những người trẻ quan tâm hơn nữa đến thủ thuật này. Lợi ích của bệnh nhân là mục tiêu hàng đầu.

Trích Tài liệu HN Việt - Pháp lần 11, năm 2011