Tuổi thai được tính theo tuần, kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, theo qui định chung của thế giới. Như vậy, nếu hiện tại thai em 3 tháng (12-13 tuần) thì kỳ kinh cuối cùng của em sẽ nằm trong tháng 7; điều này phù hợp với thực tế như em mô tả.
Biện pháp tránh thai nào cũng có tỉ lệ thất bại nhất định; chưa kể nếu em sử dụng cùng lúc nhiều biện pháp tránh thai, nghĩa là không mang tính ổn định thì rất khó tiên đoán về tỉ lệ thất bại và thường sẽ thất bại nhiều hơn.
Các loại thuốc bổ không phải là chỉ định bắt buộc phải bỏ thai nếu đã vô tình uống trong thời gian mang thai. Các xét nghiệm tiền sản giúp phát hiện các nguy cơ bất thường hay gặp ở thai nhi. Em cần đi khám thai đều đặn và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Độ trưởng thành của thai nhi trong thai kỳ tiến triển dần từ độ 0 (tuổi thai nhỏ nhất) đến độ 3 (tuổi thai trưởng thành). Siêu âm là phương tiện đánh giá độ trưởng thành thai tương đối chính xác, nhưng phụ thuộc nhiều yếu tố: kỹ năng và kinh nghiệm của bác sĩ, máy siêu âm. Để xác định thai nhi có phát triển tốt hay không, cần theo dõi cả thai kỳ với nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ là độ trưởng thành thai nhi.
Thân mến!
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Dựa vào kết quả các khảo sát chung trên thực tế, phụ nữ Việt nam được khuyên dùng viên sắt và acid folic trước, trong và sau khi mang thai. Nên dùng trước khi mang thai từ 60-90 ngày. Để duy trì nồng độ acid folic bình thường trong thai kỳ, người mẹ nên dùng với liều lượng trung bình 200 -400 microgam Những phụ nữ đã có tiền sử mang thai lần trước bị bất thường ống thần kinh, kể cả vô sọ thì nên dùng 4-5 mg acid folic mỗi ngày bắt đầu trước khi mang thai và tiếp tục ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ.
Chúc em may mắn !
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Nếu gò nhiều, “tức cửa mình” ở thai 29 tuần, em cần đi khám để bác sĩ cho gắn máy theo dõi cơn gò, xác định tình trạng cổ tử cung, từ đó sẽ có chẩn đoán và xử trí phù hợp. Em cần thông báo cho bác sĩ khám thai về tình trạng khó thở của mình, để nếu cần em sẽ được hướng dẫn khám thêm chuyên khoa Nội hô hấp.
Tùy theo tình trạng bệnh lý mà em sẽ được bác sĩ tư vấn về cách điều trị cũng như sự ảnh hưởng đến thai nhi, nếu có.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Dựa vào kết quả các khảo sát chung trên thực tế, phụ nữ Việt nam được khuyên dùng viên sắt và acid folic trước, trong và sau khi mang thai (thời kỳ cho con bú mẹ). Các thuốc và các vitamin khác có cần dùng hay không là do bác sĩ quyết định tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mẹ và thai.
Nếu trong thời gian mang thai, em không bị u nang buồng trứng tái phát thì bạn nên yên tâm dưỡng thai và có thể chuyển dạ sanh như các phụ nữ khác. Phụ nữ mang thai vào những tháng cuối, cơ thể sẽ nặng nể, do đó cần nghỉ ngơi, không làm việc nặng, đi lại và làm việc nhẹ nhàng. Khám thai theo hẹn và chú ý làm theo các hướng dẫn của bác sĩ khám thai.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Đánh giá một kết quả xét nghiệm cần biết trị số bình thường do chính phòng xét nghiệm đó cung cấp.
Dựa vào kết quả các khảo sát chung trên thực tế, phụ nữ Việt Nam được khuyến cáo bổ sung sắt và acid folic trước khi mang thai từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, chỉ định dùng thuốc cụ thể (liều lượng,cách dùng, thời gian) cũng như việc dùng các loại thuốc khi đang mang thai là do bác sĩ chỉ định, tùy thuộc tình trạng sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Cơ quản quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ đã thiết lập hệ thống phân loại mức độ an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai bao gồm 5 nhóm A, B, C, D, X theo thứ tự nguy cơ đối với bào thai tăng dần.
Ethambutol được xếp vào nhóm B, nghĩa là nghiên cứu trên động vật không chứng minh nguy cơ đối với bào thai nhưng không có nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai; hoặc nghiên cứu trên động vật chứng tỏ tác dụng có hại nhưng nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai.
Isoniazid được xếp vào nhóm C, nghĩa là nghiên cứu trên động vật cho thấy tác dụng có hại đối với bào thai và không có nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai; hoặc là chưa có nghiên cứu trên người và động vật. Chỉ dùng thuốc khi lợi ích đạt được lớn hơn nguy cơ.
Không có loại thuốc nào được xem là an toàn 100%. Tuy nhiên, một số bệnh lý kể cả bệnh lao nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức sẽ gây hại cho sức khỏe của mẹ hoặc bé. Chị nên đi khám thai định kỳ và khám chuyên khoa để được điều trị theo đúng phác đồ của bệnh viện, chỉ sử dụng các thuốc được kê đơn vì bác sĩ đã xem xét, đánh giá lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi để lựa chọn loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của người mẹ mà ít ảnh hưởng đến bào thai nhất.
DS. Nguyễn Thị Thuý Anh
Khoa Dược - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ
Có phẫu thuật hay không phẫu thuật (PT) thì tỉ lệ những bất thường của thai không khác nhau là mấy, như vậy để em thấy rằng sự bất thường của thai không chừa một ai. Vì vậy dù có hay không PT thì em vẫn phải đi khám thai định kỳ để đến tuần 12 các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng của thai có gì bất thường hay không. Nhớ cho vợ em đi khám định kỳ theo lịch hẹn nhé.
BS. CKII. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa Điều trị theo yêu cầu - BV Từ Dũ