Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh gây ra do chất Nicotine có thể được ngăn ngừa bằng thuốc
Một nghiên cứu mới đã xác định được một loại dược chất có thể hiệu quả trong điều trị những trẻ dễ bị hội chứng đột tử (Sudden Infatn Death Syndrome-SIDS), do mẹ hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
Theo các nhà nghiên cứu tại trường đại học McMaster, việc bào thai bị phơi nhiễm với chất nicotine sẽ gây hậu quả là mất khả năng đáp ứng với sự giảm oxy mô mà phần lớn các trẻ bị SIDS mắc phải. Một nghiên cứu tương tự trên chuột, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng thuốc điều trị tiểu đường “glibenclamide” có thể đảo ngược hậu quả trên việc phơi nhiễm đối với chất nicotine, tăng khả năng đáp ứng của trẻ sơ sinh đối với việc giảm Oxy mô và tương tự làm giảm tỉ lệ mắc SIDS.
Phát hiện được công bố trên tạp chí Journal of Newscience.
Tiến sĩ Josef Buttigieg trưởng nhóm nghiên cứu, tốt nghiệp phân khoa sinh học đã giải thích rằng: ” Trong quá trình sanh, đứa trẻ thay đổi một cách nhanh chóng về sinh lý và giải phẫu để có thể tự thở. Stress khi được sinh ra kích hoạt tuyến thương thận phóng thích ra hormone adrenaline và noradrenaline được gọi chung là catecholamines. Trong khi sanh, những hormone này lần lượt truyền tín hiệu đến phổi của trẻ giúp sẵn sàng cho việc hít thở không khí”.
Trong vài tháng sau sanh, tuyến thượng thận đóng vai trò như một bộ phận nhận cảm báo động Oxy. Sự giảm nồng độ Oxy trong máu sẽ kích thích phóng thích catecholamines để lần lượt truyền tín hiệu giúp cho đứa trẻ hít thở sâu, ví dụ như khi đứa trẻ biểu hiện trên gương mặt hay có một kiểu thở bất thường. Tuy nhiên, khả năng phóng thích những hormone này trong khi ngưng thở hay lúc sanh ngạt bị suy giảm do phơi nhiễm với chất nicotine.
Trong giai đoạn này, những protein đặc hiệu nhạy cảm với giảm oxy mô sẽ kích thích tế bào phóng thích catecholamines. Một loại protein thứ phát đóng vai trò như “cái phanh” để đảm bảo rằng các tế bào không bị kích thích quá mức trong giai đoạn stress. Tuy nhiên, sự phơi nhiễm bào thai với chất nicotine sẽ làm nồng độ của những “protein phanh” này cao hơn.
Ông Buttigieg giải thích rằng: “Hậu quả giống như bạn đang cố gắng chạy xe mà đang mở thắng tay. Bạn đi được một chút nhưng thắng xe giữ bạn lại. Trong trường hợp này, tuyến thượng thận không phóng thích catecholamines khi bị giảm oxy mô – ví dụ trong khi sanh hay lúc bị ngạt và thường là tử vong”.
Nhưng khi các nhà nghiên cứu sử dụng thuốc glibenclamide cho chuột trong phòng thí nghiệm đã hủy bỏ được các “protein phanh”, tuyến thượng thận đã có thể đáp ứng được với sự giảm oxy, do đó đảo ngược sự giảm oxy mô nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
Colin Nurse giáo sư phân khoa sinh học và tư vấn viên của nghiên cứu phát biểu rằng: “Mục tiêu ban đầu thật sự là để hiểu được cách mà hệ thần kinh điều chỉnh sự nhạy cảm oxy của các tế bào trong tuyến thượng thận ở mức nghiên cứu cơ bản. Chúng tôi đã dự đoán các chất dẫn truyền thần kinh được phóng thích có thể tương tác với tế bào tuyến thượng thận và làm chúng mất nhận cảm với oxy. Kết quả hóa ra lại là nicotine bắt chước tác dụng của một trong những chất dẫn truyền này, bằng cách đó chúng tôi kiểm tra ý tưởng. Nghiên cứu hiện tại rất có ý nghĩa trong việc hiểu được tác dụng cơ học của nicotine trong tình huống này”.
Nghiên cứu được tài trợ một phần do hội tim mạch và đột qụy Ontario, Viện nghiên cứu sức khỏe và nghiên cứu đột qụy Canada.
Sốt xuất huyết là bệnh do vi rút lây truyền qua vết chích của muỗi vằn. Hiện tại không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh này. Việc điều trị chủ yếu tập trung giảm nhẹ các triệu chứng đau nhức để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục cũng như phát hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Muỗi vằn Aedes aegypti là tác nhân chính lây truyền bệnh. Chúng sinh sản mạnh mẽ ở những nơi chứa nước đọng. Vì vậy, bất cứ nơi nào đọng nước trong một thời gian dài đều là nơi để muỗi sinh sản.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore – đánh dấu một bước tiến vượt bậc của y học can thiệp bào thai tại Việt Nam.
Ngày 9-6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1, do có thành tích xuất sắc can thiệp thành công một trường hợp dị tật tim bẩm sinh phức tạp từ một bào thai 22 tuần tuổi của sản phụ người Singapore.
Ê-kíp thông tim bào thai của Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế vì có thành tích đột xuất, xuất sắc trong ca can thiệp bào thai cho thai phụ người Singapore.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã thay mặt Bộ trưởng Bộ Y tế trao bằng khen cho ê-kíp Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 thực hiện ca thông tim xuyên bào thai cho sản phụ người Singapore.
Ca can thiệp thông tim bào thai lần thứ 9 đã mở ra những triển vọng hợp tác khu vực, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm chuyên sâu của y học bào thai và y học cá thể tại Đông Nam Á và châu Á.
Ngày 9/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đến thăm, chúc mừng và trao bằng khen của Bộ Y tế cho các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Nhi đồng 1 về thành tích đột xuất xuất sắc trong thực hiện thông van tim can thiệp bào thai cho sản phụ người Singapore.
Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn nói ca can thiệp thai nhi cho sản phụ Singapore là minh chứng bản lĩnh vượt lên giới hạn của bác sĩ Việt Nam, góp phần "viết lại số phận" trẻ.
"Các bác sĩ không chấp nhận bản án y học định sẵn, mà đã viết lại số phận cho thai nhi, khẳng định tinh thần còn một tia hy vọng là còn chiến đấu", ông Thuấn nói khi tặng bằng khen của Bộ Y tế đến các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Nhi đồng 1 sau can thiệp tim thai thành công cho thai phụ từ Singapore, ngày 9/6.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đề nghị cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh hướng dẫn hai bệnh viện Nhi đồng 1 và Từ Dũ hoàn thiện thủ tục để trình lãnh đạo bộ phê duyệt, chính thức triển khai kỹ thuật thông tim bào thai.
Bạo lực trẻ em trong gia đình là việc các thành viên trong gia đình có hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lãng mạn, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Chiều 2/6, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được đã đến thăm và trao bằng khen cho ê-kíp bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ vì đã thực hiện thành công ca can thiệp tim bào thai cho một sản phụ người Singapore, ghi dấu một thành tựu nổi bật của y học TP. Hồ Chí Minh.
Đoàn đại biểu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Nguyễn Văn Được làm trưởng đoàn đến thăm, động viên và trao thưởng 02 tập thể thuộc Sở Y tế đã có thành tích xuất sắc đột xuất trong việc can thiệp tim bào thai cho sản phụ người nước ngoài, góp phần đánh dấu bước ngoặt mới của y học bào thai tại Việt Nam.
Chiều 2/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã trao Bằng khen cho Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ vì thành tích xuất sắc trong thực hiện thành công ca can thiệp tim bào thai cho sản phụ người Singapore.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được trao bằng khen cho BV Từ Dũ và BV Nhi đồng 1, ghi nhận thành tích can thiệp thành công tim bào thai cho sản phụ người Singapore.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được cho rằng ca thông van tim can thiệp bào thai lần thứ 9 không chỉ mang ý nghĩa y học mà còn thể hiện tầm vóc và năng lực phát triển của y tế thành phố.
Trao Bằng khen cho Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ vì đã có thành tích xuất sắc, đột xuất trong việc can thiệp tim bào thai cho sản phụ người Singapore, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được đánh giá, đây là thành tựu y khoa rất đáng tự hào, đáng ghi danh của ngành y tế Việt Nam nói chung và ngành y tế TPHCM nói riêng trên bản đồ y khoa khu vực và thế giới.