banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

12/10/2015

Thông tin thuốc tháng 9/2015: Cefoxitin

1. Dược lý và cơ chế tác dụng

- Cefoxitin là một kháng sinh bán tổng hợp phổ rộng, thuộc nhóm Cephalosporin.

- Cơ chế kháng khuẩn: ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Cefoxitin có hoạt tính kháng khuẩn hữu hiệu, kể cả các chủng tiết penicillinases và cephalosporinases của cả vi khuẩn gram dương và gram âm.

- Cơ chế đề kháng: chủ yếu là thủy phân vòng beta-lactamase,  thay đổi penicillin-binding proteins (PBPs) và giảm tính thấm.

- Phổ kháng khuẩn:

  • Gram dương: Staphylococcus aureus (còn nhạy với methicillin), Staphylococcus epidermidis (còn nhạy với methicillin), Streptococcus agalactiae, Streptococcus pneumoni Streptococcus pyogenes. 
  • Gram âm: Escherichia coli, Haemophilus influenza, Klebsiella spp., Morganella morganii, Neisseria gonorrhoeae, Proteus mirabilis, Proteus vulgaris Providencia spp. 
  • Kỵ khí: Clostridium spp., Peptococcus niger, Peptostreptococcus spp. và Bacteroides spp.

Dược động học:

  • Sau khi tiêm tĩnh mạch 1g, nồng độ trong huyết tương là 210mcg/ ml tại thời điểm 5 phút, giảm còn 1mcg/ml tại thời điểm 4 giờ sau tiêm. Thời gian bán thải sau liều tiêm tĩnh mạch từ 41-59 phút. Khoảng 85% cefoxitin được thải trừ  ở dạng không biến đổi qua thận trong vòng 6 giờ, dẫn đến nồng độ trong nước tiểu cao. Probenecid làm chậm thải trừ qua ống thận, làm nồng độ trong huyết tương tăng cao và kéo dài.
  • Cefoxitin thấm vào dịch phổi và dịch khớp, được phát hiện trong mật ở nồng độ kháng khuẩn.
  • Một nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân lớn tuổi từ 64-88 tuổi với chức năng thận bình thường ở tuổi của họ (creatinine clearance từ 31,5 – 174 ml/ phút), thời gian bán thải của cefoxitin từ 51-90 phút, kết quả là nồng độ thuốc trong huyết tương cao hơn ở người trẻ. Những thay đổi này là do thay đổi chức năng thận liên quan đến tuổi cao.

2.Chỉ định

a) Nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm viêm phổi và áp-xe phổi, do Streptococcus pneumoniae, streptococci khác (ngoại trừ enterococci:  Enterococcus faecalis), Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicillinase), Escherichia coli, Klebsiella species, Haemophilus influenza Bacteroides species.

b) Nhiễm trùng tiểu do Escherichia coli, Klebsiella species, Proteus mirabilis, Morganella morganii, Proteus vulgaris và Providencia species (bao gồm P. rettgeri ).

c) Nhiễm trùng ổ bụng, bao gồm viêm phúc mạc và áp-xe trong ổ bụng do Escherichia coli, Klebsiella species, Bacteroides species (bao gồm Bacteroides fragilis)Clostridium species.

d) Nhiễm trùng phụ khoa bao gồm viêm nội mạc tử cung, viêm mô tế bào chậu và viêm vùng chậu do Escherichia coli, Neisseria gonorrhoeae (kể cả chủng tiết penicillinase), Bacteroides species bao gồm B. fragilis, Clostridium species, Peptococcus niger, Peptostreptococcus species Streptococcus agalactiae.

Cefoxitin không có hoạt tính chống Chlamydia trachomatis. Do đó, khi sử dụng

cefoxitin trên bệnh nhân viêm vùng chậu và C. trachomatis là  một trong những tác

nhân được nghi ngờ, phải thêm kháng sinh điều trị Chlamydia.

e) Nhiễm trùng huyết do Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicillinase), Escherichia coli, Klebsiella species   Bacteroides species bao gồm B. fragilis.

f) Nhiễm trùng xương khớp do Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicillinase).

g) Nhiễm trùng da và cấu trúc da: do Staphylococcus aureus (kể cả chủng tiết penicillinase), Staphylococcus epidermidis, Streptococcus pyogenes  và streptococci khác (ngoại trừ enterococci như: Enterococcus faecalis), Escherichia coli, Proteus mirabilis, Klebsiella species, Bacteroides species bao gồm B. fragilis, Clostridium species, Peptococcus nigerPeptostreptococcus species.

Dự phòng. Trong các phẫu thuật không nhiễm trên đường tiêu hóa, cắt tử cung qua ngã âm đạo, cắt tử cung qua ngã bụng, mổ lấy thai.

3. Liều dùng

a.  Bảng hướng dẫn về liều dùng của cefoxitin

Loại nhiễm trùng

Liều hàng ngày

Khoảng cách dùng

Nhiễm trùng không biến chứng như viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng da

3- 4 g

Tiêm tĩnh mạch 1 g mỗi 6-8 giờ

Nhiễm trùng nặng vừa phải hoặc nặng

6-8 g

Tiêm tĩnh mạch 1 g mỗi 4 giờ hoặc 2 g mỗi 6-8 giờ

Nhiễm trùng cần kháng sinh liều cao

12 g

2 g mỗi 4 giờ hoặc 3 g mỗi 6 giờ

b. Đối với bệnh nhân  suy thận

Chức năng thận

Creatinin
Clearance
(ml/ phút)

Liều dùng

Khoảng cách dùng

Suy thận nhẹ

50-30

1-2 g

Mỗi 8- 12 giờ

Suy thận vừa

29-10

1-2 g

Mỗi 12-24 giờ

Suy thận nặng

9-5

0,5-1 g

Mỗi 12- 24 giờ

Suy thật rất nặng

<5

0,5-1g

Mỗi 24-48 giờ

 c. Cefoxitin trong viêm vùng chậu. CDC khuyến cáo:

 

Nhiễm trùng nhẹ đến nặng- vừa:

  • Phác đồ tiêm: tiêm tĩnh mạch 2g mỗi 6 giờ phối hợp với uống hoặc tiêm 100mg doxycyclin mỗi 12 giờ. Nên tiếp tục phác đồ tiêm ít nhất 24 giờ sau khi có bằng chứng lâm sàng cải thiện. Tiếp tục uống doxycyclin đến 14 ngày.
  • Phác đồ uống: tiêm bắp 2 g liều duy nhất phối hợp với uống 1 g probenecid liều duy nhất, phối hợp uống doxycyclin 14 ngày (có hoặc không có metronidazol uống).

d. Cefoxitin trong điều trị nhiễm trùng Gonococcus không biến chứng.

Không được FDA phê duyệt.  CDC khuyến cáo:

  • Nhiễm trùng cổ tử cung, niệu đạo, trực tràng không biến chứng: tiêm bắp 2g liều duy nhất phối hợp với uống 1 g probenecid liều duy nhất.
  • Phác đồ với probenecid được khuyến cáo nếu không lựa chọn ceftriaxon.
  • Điều trị bằng doxycyclin trong 7 ngày (nếu không mang thai) hoặc liều duy nhất azithromycin cũng được khuyến cáo điều trị khi có thể nhiễm đồng thời Chlamydia.

e. Sơ sinh. Chỉ dùng cho sơ sinh các chế phẩm không chứa benzyl alcohol. 

  • Trẻ non tháng trên 1.500g và trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi: 20-40 mg/ kg mỗi 12 giờ.
  • Sơ sinh từ 1- 4 tuần tuổi: 20-40mg/ kg mỗi 8 giờ.
  • Trẻ em từ 1- 3 tháng tuổi: 20-40mg/ kg mỗi 6-8 giờ.

4. Tương tác thuốc.

- Nguy cơ tăng độc tính trên thận khi sử dụng đồng thời với kháng sinh nhóm Aminoglycosid và các thuốc gây độc thận khác (furosemid).

- Probenecid ức chế bài tiết và có thể đòi hỏi giảm liều.

5. Chống chỉ định. Những người quá mẫn với cefoxitin hoặc Cephalosporin khác.

6. Phụ nữ mang thai. Nhóm B

7. Phụ nữ cho con bú. Qua sữa với nồng độ thấp. Viện nhi khoa hoa kỳ xếp Cefoxitin vào nhóm sử dụng được trên phụ nữ cho con bú.

Tài liệu tham khảo

  1. Betty L. Gahart, Adrienne R. Nazareno. Intravenous medications. 2010.
  2. Gerald G. Briggs, Roger K. Freeman, Summer J. Yaffe.  Drugs in pregnancy and lactation. 2011.
  3. 2015 Sexually transmitted diseases treatments guidelines. Pelvic inflammatory diseases (PID).
  4. http://www.drugs.com/pro/cefoxitin.html