banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg

26/02/2014

Thông tin thuốc tháng 02/2014: Tổng kết báo cáo ADR 2014 tại BV Từ Dũ

Tổng số báo cáo ADR trong năm 2013 tại Bệnh viện Từ Dũ từ các khoa phòng là 116 báo cáo. So với số lượng báo cáo ADR năm 2012 (72 báo cáo), số lượng báo cáo ADR đã tăng 37.9% (44 báo cáo)

1.Phân bố theo tháng:


Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR phân bố đều trong các tháng nhưng tập trung nhiều hơn vào 6 tháng đầu năm (67 báo cáo) chiếm tỷ lệ 57.6%. Số lượng báo cáo ADR nhận được ít nhất vào tháng 12 (3 báo cáo) chiếm tỷ lệ 2.6% và nhiều nhất vào tháng 2, tháng 4, tháng 5 với 14 báo cáo chiếm tỷ lệ 12.1%

 2.Phân bố theo đối tượng báo cáo:

 

Số báo cáo ADR

Tỷ lệ

Bác sĩ

69

59.5%

Dược sĩ

26

22.4%

Nữ hộ sinh

21

18.1%

 

Nhận xét: Đối tượng báo cáo ADR chủ yếu là Bác sĩ với 69 báo cáo chiếm tỷ lệ 59.5%, tiếp theo là Dược sĩ với 26 báo cáo chiếm tỷ lệ 22.4%, Nữ hộ sinh với 21 báo cáo chiếm tỷ lệ 18.1%

3.Phân bố số báo cáo ADR theo Khoa:

Nhận xét: Số lượng báo cáo ADR từ nhà thuốc bệnh viện cao nhất với 26 báo cáo chiếm tỷ lệ 22.41%, tiếp theo là Khoa PTGMHS với 23 báo cáo chiếm tỷ lệ 19.83%, Khoa Sanh với 21 báo cáo chiếm tỷ lệ 18.1%, Khoa Phụ với 10 báo cáo chiếm tỷ lệ 8.62%, Khoa Hậu sản H với 8 báo cáo chiếm tỷ lệ 6.9%.

4. Phân bố số báo cáo ADR theo nhóm thuốc

Nhận xét: Kháng sinh là nhóm thuốc có tỷ lệ báo cáo ADR nhiều nhất với 53 báo cáo chiếm tỷ lệ 45.69%, tiếp theo là nhóm kháng viêm giảm đau với 29 báo cáo chiếm tỷ lệ 25%, thuốc đặt phụ khoa với 11 báo cáo chiếm tỷ lệ 9.48%. Nhóm thuốc mê với 8 báo cáo là những trường hợp sốc phản vệ, chiếm tỷ lệ 6.9%

5. Phân bố số báo cáo ADR theo cơ địa bệnh nhân

 

 

Nhận xét: Số báo cáo ADR trên bệnh nhân không có tiền căn dị ứng thuốc là 74 báo cáo chiếm tỷ lệ 63.79%. Số báo cáo ADR trên bệnh nhân có tiền căn dị ứng thuốc là 42 báo cáo chiếm tỷ lệ 36.21%, tăng hơn so với 6 tháng đầu năm thể hiện sự quan tâm của nhân viên y tế trong việc khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân, do vậy nên theo dõi sát bệnh nhân khi chỉ định sử dụng thuốc để kịp thời xử trí ADR.

 

6. Những thuốc được báo cáo nhiều nhất

 

Số ca ADR

Tỷ lệ % trong nhóm

Kháng sinh

53

 

Cefotaxim

20

37.7%

Kháng viêm giảm đau

29

 

Diclofenac

12

41.4%

 

Nhận xét: Các thuốc nghi ngờ gây phản ứng có hại xuất hiện nhiều nhất trong các báo cáo ADR thuộc 2 nhóm chính là:

- Nhóm thuốc kháng sinh với đại diện là Cefotaxim, Augmentine, Ceftazidim, Cefazolin trong đó Cefotaxim chiếm tỷ lệ cao nhất với 37.7%

- Nhóm thuốc kháng viêm giảm đau với đại diện là Diclofenac, Ketoprofen, Paracetamol, Ibuprofen trong đó Diclofenac chiếm tỷ lệ cao nhất với 41.4%

7. Những phản ứng ADR nặng, điển hình:

 

STT

Tên thuốc

Phản ứng ADR

Khoa

1

Quinvaxem
Polio 

Sau 1 giờ 5 phút chích ngừa và uống thuốc ngừa, BN trở lại với tình trạng tím tái toàn thân, gồng và tay chân hơi co giật nhẹ, nhiệt độ 37,2°C 

Phòng khám trẻ DV

2

Spasless

(Phloroglucinol +Trimethylphloroglucinol)

Sau 5 phút tiêm thuốc, BN bị tím tái, khó thở, HA tụt à sanh kềm cứu bé rồi chuyển mẹ lên phòng mổ cấp cứu: do tử cung không co hồi, băng huyết nên cắt tử cung. 

Khoa Sanh

3

Hexidoxim (Cefpodoxim)
Aesein

(alpha-aescin) 

Sau 15 - 20 phút uống thuốc, BN mệt, chân tay bủn rủn, người lạnh, chóng mặt, buồn nôn, tim đập nhanh, khó thở 

Nhà thuốc

4

Cefotaxim

 

Sau ít phút tiêm thuốc, BN ngứa toàn thân, khó thở, vã mồ hôi toàn thân, mạch và HA không đo được, đi tiều trên giường, ói, lo lắng, hốt hoảng. 

Nội Soi

5

Misoprostol

 

Sau 10 phút ngậm 2 viên Misoprostol, BN bị tê cứng lưỡi, phù lưỡi, khó thở 

KHGĐ

6

Marcain spinal heavy (Bupivacain) 

BN mổ lấy thai vì có cơn gò cường tính, thai 39 tuần. 12 giờ, BN được gây tê tủy sống với 10mg Marcain + 25mcg Fentanyl. Sau 2 phút gây tê, BN tím tái, gồng người, HA tụt, xử trí với 0.2mg Adrenalin + Hydrocortison 200mg pha loãng (TM), đặt nội khí quản với ketamin và  suxamethonium à HA vẫn thấp, mạch nhanh à tiếp tục dùng Adrenalin. Sau 2 phút BN ngưng tim à xoa bóp tim ngoài lồng ngực + shock điện, sử dụng thêm levenor à HA: 80/60. Tiến hành mổ lấy thai (1 bé gái 3500g) TC co hồi kém: cắt TC và tiếp tục hồi sức. 

PTGMHS

7

Marcain

(Bupivacain)

 

BN bị tim bẩm sinh, thông liên thất, tăng áp động mạch phổi nặng. Gây tê màng cứng với Lidocain 2% và Fentanyl, mổ lúc 0g20' ngày 18/4. Sau mổ, được giảm đau qua catheter ngoài màng cứng bằng Marcain 0,1% kết hợp với Fentanyl 2mcg/ml đến 8g bệnh nhân bị tê 2 tay và 2 chân, đầu ngón tay tím, chân trái bị yếu không cử động được, mạch nhanh -> ngưng thuốc, hồi sức tích cực đến 16g30' hết các triệu chứng trên. 

PTGMHS

8

Cefotaxim
Oxytocin

 

BN mổ lấy thai, gây tê tủy sống, mổ bắt con, sau đó chích Oxytocin và Cefotaxim, khoảng 5 phút sau thì mắt sưng, HA tụt khoảng 50/20mmHg

PTGMHS

9

Augmentin
(Amoxicillin+Clavulanate)

 

Sau 5 giờ tiêm thuốc, BN nổi bóng nước dày đặc kín hết từ dưới 2 vú lên trên, bóng nước to nhỏ không đều.(HP ngày thứ 3)

Hậu sản H

10

Tazocin
(Piperacilline+Tazobactam)

Sau 10 phút truyền thuốc, BN than mệt nhiều, hơi khó thở, phù mặt phù mi mắt, hai cánh tay nổi mẩn đỏ.

Hậu Phẫu

 

11

Propofol Lipuro

(Propofol)

Tracrium

(Atracurium besilat)

 

 

9g50: tiêm dẫn liều đầu Propofol + Tracrium, 10g đặt NKQ, mạch tăng 134-136 l/p; HA: giảm 55/27mmHg. Xử trí: Ephedrin nâng HA 77/40mmHg à BN xuất hiện đỏ da, sẩn da, tăng tiết dịch họng và nước mắt àSốc phản vệ, XT: Adrenalin và Hydrocortisone, giữ lại phòng mổ đến 11g chuyển HS.

 

PTGMHS

12

Dipherelline

(Triptoreline)

 

Sau 2 tuần tiêm liều thứ 2 Dipherelline 3.75mg (30/8), BN ngứa khắp đầu, cổ, kéo dài 4 ngày, mờ mắt (khoảng 2 tuần) tới 30/9 hiện tượng mờ mắt giảm dần, đã khám chuyên khoa mắt BV mắt TPHCM, chưa phát hiện bất thường.

Phòng khám phụ khoa

13

Paciflam (Midazolam)

Sulfentanil

Tracrium 

(Atracurium besilat)

Propofol

Sau 2 phút tiền mê với Midazolam + Sulfentanil, khởi mê với Propofol+ Tracrium. Tiến hành đặt nội khí quản, BN ran rít ở phổi, mặt đỏ, nổi mẩn. HA: 60/40mmHg; Mạch 126 lần / phút

PTGMHS

14

Spasmaverine (Alverin)

Sau 10 phút uống thuốc, BN thấy ngứa, đỏ mặt, khó thở. Mạch: 135 l/p; HA: 120/80 mmHg.

Chuyển cấp cứu chống sốc không bớt nên đẩy lên hồi sức: Khó thở, hỏi biết nhưng không trả lời vì mệt, nổi mẩn khắp người, phù mặt (môi, mắt), ngồi thở

Chẩn đoán tiền sản

 

15

Tracrium

(Atracurium besilat)

Propofol

BN bị khối u buồng trứng 2 bên, gây đau bụng vùng hạ vị được chỉ định bóc u nang buồng trứng qua nội soi ổ bụng, phương pháp vô cảm gây mê nội khí quản. Lúc 7g45 ngày 20/11 BN được tiền mê Midazolam và sulfentanil sau đó tiến hành dẫn mê với thuốc mê propofol, khi BN ngủ thì chích tiếp thuốc dãn cơ Tracrium thì BN bị sốc phản vệ, 2 mí mắt phù, HA tụt còn 60/40mmHg mạch nhanh sau đó mạch không đều, trên nhịp nhanh kịch phát trên thất sau đó nhịp tim rời rạc

PTGMHS

16

Tracrium

(Atracurium besilat)

Propofol
Sufentanil Hameln

 

Sau khi dẫn đầu mê với Diprivan 10mg, Tracrium 20mg, Sulfentanyl 10mcg. Sau 3 phút tiến hành đặt nội khí quản, xuất hiện mạch nhanh > 120l/, HA 64/42mmHg, dẫn đến sốc, sau đó khoảng 10 phút nổi mẫn đỏ rải rác ở ngực, và 2 cánh tay

PTGMHS

 KẾT LUẬN

Số lượng báo cáo ADR tại Bệnh viện Từ Dũ năm 2013 có tăng hơn so với năm 2012 và đã có sự quan tâm của nhân viên y tế trong việc khai thác tiền sử dị ứng của bệnh nhân. Số báo cáo ADR hiện tại chủ yếu tập trung ở Nhà thuốc, Khoa PTGMHS, Khoa Sanh, Khoa Phụ… và rải rác ở các Khoa như Sản A, Sản C…

Chất lượng báo cáo ADR cũng đã được cải thiện, thông tin bệnh nhân được điền đầy đủ (bao gồm số nhập viện), mô tả phản ứng ADR chi tiết hơn. Khoa PTGMHS là một trong những khoa có báo cáo ADR kịp thời và đầy đủ thông tin.