banner-dh-vuot-can-cung-me-02.jpg
banner-dh-vuot-can-cung-me-01.jpg

15/10/2018

Lễ kỷ niệm 30 năm ngày mổ tách đôi cặp song sinh Việt – Đức (4/10/1988 – 4/10/2018)

30 năm đã trôi qua từ khi thực hiện ca mổ Việt –  Đức, một ca mổ không những khó đối với Việt Nam mà còn khó với cả thế giới,  được thực hiện trong hoàn cảnh Việt Nam đang bị cấm vận ngặt nghèo, thiếu thốn trăm bề của những năm 1980.

Ngày 4/10/2018, cuộc hội ngộ tất cả các y – bác sĩ, các cán bộ, nhân viên y tế - những người 30 năm trước đã tham gia vào ca mỗ tách đôi cặp song sinh dính liền dị dạng Nguyễn Việt – Nguyễn Đức tại Bệnh viện Từ Dũ, nay tóc có người tóc đã ngã bạc, người  bước chân đã không còn linh hoạt, nhưng nét mặt thì thật rạng rỡ cho lần họp mặt sau 30 năm. Tất cả mọi người đã cùng hòa lẫn vào  không khí vừa trang trọng, vừa ngập tràn cảm xúc pha lẫn niềm tự hào, khi đã cùng chứng kiến sự thành công tuyệt vời của một cuộc đại phẫu thuật mang tính đột phá cho ngành y tế  Miền Nam sau ngày 30/4/1975.

Kỳ tích của ca mỗ tách đôi cặp song sinh Việt – Đức là bước ngoặt quan trọng , tiền đề cho các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ điều trị y học tiên tiến, góp phần không nhỏ cho quá trình phát triển của Bệnh viện Từ Dũ. Tấm lòng nhân ái của các tổ chức trong  và ngoài nước, đặc biệt  là sự giúp đễ của nhân dân Nhât Bản thông qua các Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, Hội Hữu nghị Việt – Nhật, Hội Vì sự phát triển của hai cháu Việt –  Đức (Negaukai)…  là những đóng góp quan trọng vào dấu của 45 năm hợp tác và hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Với Nguyễn Đức, bé trai 6 tuổi bước ra từ cuộc phẫu thuật tách đôi cặp song sinh để đến với cuộc đời và cuộc sống độc lập, nay đã là một thanh niên 37 tuổi, bố của của một gia đình nhỏ khá hạnh phúc, có “đủ nếp, đủ tẻ”. Ba mươi năm là một chặng đường  với muôn vàn khó khăn đối với Đức. Trong lần kỷ niệm 30 năm ngày mổ tách đôi cặp song sinh Việt – Đức này,  Nguyễn Đức đã bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến êkip các bác sĩ đã giúp anh được tái sinh lần thứ hai.  Để đền đáp lại công ơn của những người cha, người mẹ thứ 2 đã đem anh đến lần thứ hai trong cuộc đời, Đức luôn nhắc nhở bản thân mình phải luôn sống tốt, là người hữu dụng cho xã hội. (MT)

Cố Viện sĩ-Tiến sĩ-Bác sĩ Dương Quang Trung

Nguyên Giám đốc Sổ Y tế TP Hồ Chí Minh

Người nhạc trưởng tuyệt  vời của cuộc phẫn thuật tách đôi

căp song sinh Việt – Đức  ngày /10/1988

 

GS Fujimoto Bruno, Chủ tịch Hội Vì sự phát triển của hai cháu Việt – Đức – Nhật Bản

GS.BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng, ,Nguyên Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, người phụ trách  và tổ chức thành công ca mổ Việt – Đức thành công tại Bệnh viện Từ Dũ

GS.BS Trần Đông A, trưởng kíp mổ tách đôi cặp song sinh Việt – Đức, mang lại cuộc đợi riêng cho hai anh em Việt và Đức.

Các  giáo sư, bác  sĩ, các tổ chức xã hội, đã đóng góp cho quá trình triển khai thực hiện ca mổ  Việt- Đức.

Nguyễn Đức cùng vợ và hai con

Phú Sĩ – Anh Đào.

Nguyễn Đức cùng  mẹ , chị, vợ, hai con và

 BS Nguyễn Thị Phương Tần, nguyên Trưởng khoa Phục hồi chức năng – BV Từ Dũ.

Tranh gia đình Nguyễn Đức do GS Fujimoto Bruno vẽ tặng

 

Tập thể các y – bác sĩ có mặt trong sự kiện Việt – Đức ngày 4/101988