tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào Trang,

Bạn vẫn có thể đi xa được, nhưng tránh các đoạn đường dằn xóc quá, có thể làm bạn đau bụng và kích thích cơn gò..Cúm là do nhiễm siêu vi (không có thuốc điều trị đặc hiệu; chỉ có các thuốc hỗ trợ và cải thiện triệu chứng). Bạn có thể đến khám để được Bác sĩ kê toa các loại thuốc an toàn cho thai kỳ. Không có kiêng cữ gì đặc biệt, ăn uống nhiều chất dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt làm việc hợp lý để cơ thể có đủ sức khỏe khi mang thai.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Âm đạo là ống cơ trơn sinh dục mà em bé sẽ đi ra ngoài lúc chuyển dạ sanh, khi thai lớn dần, dưới áp lực ổ bụng ngày càng tăng, có thể có sa các thành âm đạo làm bạn sờ thấy ‘cái gì đó cồm cộm’; đặc biệt là khi bạn đang rặn như rặn tiểu, rặn đi cầu, ho v.v… Sau khi sanh xong, các cấu trúc giải phẫu sẽ trở về vị trí giải phẫu ban đầu sau 6 tuần, bạn đừng lo lắng quá.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Yến,

Bạn nên đến đăng ký khám và tư vấn trước mang thai tại Đơn vị tiền sản – Khoa Chăm sóc trước sinh để được thăm khám phụ khoa, chỉ định xét nghiệm và chích ngừa cần thiết cho việc mang thai. Phí còn tùy thuộc vào loại xét nghiệm, bạn có thể tham khảo thêm tại bảng giá trước quầy thu phí.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Quỳnh,

Siêu âm (dù là siêu âm ngã âm đạo) cũng chỉ có thể phát hiện sớm nhất khi thai khoảng 4-5 tuần tuổi. Khi siêu âm sớm quá, chưa thể thấy vị trí thai bám. Bạn sẽ được theo dõi và thử máu (định lượng nội tiết tố) để ước chừng diễn tiến  theo kiểu thai trong hay thai ngoài tử cung. Do đó, tốt nhất em nên đến khám ở các trung tâm có khoa sản càng sớm càng tốt để được chỉ định SÂ kiểm tra và định lượng βhCG, để có chẩn đoán xác định và đều trị cụ thể.  Nếu trong quá trình theo dõi, bạn thấy đau bụng, ra huyết âm đạo nhiều hoặc choáng váng, ngất, v.v. Bạn nên đến khám ngay tại cấp cứu để được chẩn đoán và xử trí kịp thời.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Hạnh,

Bạn nên làm siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là xét nghiệm sàng lọc đầu tay để tầm soát bất thường về nhiễm sắc thể của thai nhi; hiện đã được thực hiện thường quy tại bệnh viện Từ Dũ, cũng như các bệnh viện chuyên khoa sản phụ khác. Sau khi đo độ mờ da gáy, bạn sẽ được thử máu (double test) để kết hợp và tính xác suất rủi ro con bị dị tật ba tháng đầu, có thể bạn sẽ có cảm giác trằn  bụng, nếu bạn thấy gò cứng thì nên khám ngay. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng, tránh để lưng chịu áp lực nhiều, như mang xách vật nặng, không cúi người quá nhiều. Tránh mất ngủ, bạn nên ăn sớm vào buổi chiều, buổi tối nên chỉ coi phim nhẹ nhàng và nên lên giường sớm, bạn có thể dùng thêm trà tim sen 1-2 ly cũng được.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Hiện tại Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới  pháp luật không cho phép sanh con (trai-gái) theo ý muốn. Nên không có một hướng dẫn có tính khoa học nào (đã được chứng minh có hiệu quả qua nghiên cứu) về biện pháp khả thi cho sanh trai gái. Cách quan hệ của bạn không có liên quan nào về khoa học với việc sanh con trai; nhưng cũng không ảnh hưởng đến việc thụ tinh.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Hạnh,

Rubella khác với thủy đậu bạn ạ. Không rõ bạn nói kháng thể của bạn với Rubella hay là với thủy đậu. Bạn có thể trình bày cụ thể hơn kết quả của bạn. Vì khi kiểm tra kháng thể chúng tôi sẽ cho thử bộ đôi IgM và IgG; mỗi loại có ý nghĩa khác nhau. Sau chích ngừa, IgG (+) và IgM(-) vẫn có nghĩa là bạn đã có miễn dịch rồi.Thai lưu có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một số trường hợp (khoảng 30% - 50%) không xác định được nguyên nhân. Một số nguyên nhân có khả năng lặp lại (Ví dụ: bất thường di truyền từ cha mẹ, kháng thể bất thường lưu hành..); một số nguyên nhân không lặp lại (Ví dụ: đột biến tại quá trình tạo giao tử của thai kỳ đó, nhiễm siêu vi ngay trong thời điểm mang thai…).

Thân mến,

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Hà,

Niêm mạc tử cung của bạn sau khi hút thai 4 tuần 1mm là mỏng, nhưng đó cũng là hiện tượng thường gặp, không xem như một ‘hiện tượng’ nguy hiểm, bác sĩ sản phụ khoa sẽ chỉnh bằng nội tiết, và nếu trở về bình thường thì ít khi ảnh hưởng đến tương lai sản khoa của bạn. Dính buồng tử cung là một tai biến cũng hiếm khi xảy ra, chỉ khi nào can thiệp quá mức bằng thủ thuật trong lòng tử cung mới xảy ra biến chứng này. Nội mạc tử cung mỏng không là yếu tố dự báo khả năng dính buồng tử cung. Tuy nhiên, bạn nên tái khám phụ khoa sau khi hết thuốc 2 tuần vẫn chưa có kinh lại nhé để bác sĩ đánh giá và chỉ định điều trị.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Trang,

Nếu trước khi phá thai nội khoa, em đã có siêu âm chứng minh thai đã nằm trong lòng tử cung và thai < 9 tuần. Sau khi lấy thai (bằng thuốc hoặc hút thai), thai và các sản phẩm của thai sẽ bong tróc và ra dần dần, việc bạn còn ít dịch cần phải hút ra là do sự ứ đọng còn lại của các thành phần này, nếu không lấy sạch, có thể sẽ gây một số biến chứng về sau như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…Sử dụng dụng cụ hút dịch ứ trong lòng tử cung ra là chỉ định bình thường, tai biến rất ít, hiếm khi nào ảnh hưởng đến tương lại sản khoa của bạn. Lưu ý, tất cả phương pháp nào cũng có tỷ lệ thất bại của nó, do đó, tốt nhất em nên ngừa thai cho hiệu quả.Chế độ ăn uống bình thường, nên tăng các thực phẩm giàu chất sắt (như thịt bò, rau xanh…) để bồi dưỡng lại sức khỏe sau khi ra máu  một đợt như vậy.

Thân Nếu trước khi phá thai nội khoa, em đã có siêu âm chứng minh thai đã nằm trong lòng tử cung và thai < 9 tuần. Sau khi lấy thai (bằng thuốc hoặc hút thai), thai và các sản phẩm của thai sẽ bong tróc và ra dần dần, việc bạn còn ít dịch cần phải hút ra là do sự ứ đọng còn lại của các thành phần này, nếu không lấy sạch, có thể sẽ gây một số biến chứng về sau như viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu…Sử dụng dụng cụ hút dịch ứ trong lòng tử cung ra là chỉ định bình thường, tai biến rất ít, hiếm khi nào ảnh hưởng đến tương lại sản khoa của bạn. Lưu ý, tất cả phương pháp nào cũng có tỷ lệ thất bại của nó, do đó, tốt nhất em nên ngừa thai cho hiệu quả.Chế độ ăn uống bình thường, nên tăng các thực phẩm giàu chất sắt (như thịt bò, rau xanh…) để bồi dưỡng lại sức khỏe sau khi ra máu  một đợt như vậy.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Ngân,

Bạn nên đến khám nội tổng quát để đánh giá các bệnh lý nội khoa đi kèm như bệnh lý tiêu hóa, hô hấp, tim mạch v.v..

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để xác định tình trạng thai, tuổi thai. Thời điểm bạn dùng thuốc như thế nào so với ngày thụ thai. Bạn phải nêu cụ thể thuốc bạn uống tên là gì, mới có thể trả lời chính xác được thuốc dùng có an toàn cho thai kỳ hay không. Không thể trả lời cụ thể và chính xác hơn vì bạn không nêu rõ thành phần của thuốc.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào Ngân,

Thai kỳ diễn tiến bình thường không cần phải “kiêng cữ” quan hệ vợ chồng. Và cũng không có thời điểm nào tuyệt đối “phong tỏa”. Bạn vẫn có thể quan hệ vợ chồng bình thường, tuy nhiên cường độ có thể nhẹ nhàng hơn và tránh những tư thế không phù hợp,  trừ một số trường hợp đặc biệt do tình hình thai kỳ có vấn đề như ra huyết âm đạo, đang viêm nhiễm phụ khoa cấp v.v….

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương

Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ