Em cần được xét nghiệm kháng thể rubella 2 tuần sau lần xét nghiệm trước để đánh giá hiệu giá kháng thể IgG. Từ đó, bác sĩ khám thai sẽ tư vấn cho em về nguy cơ ảnh hưởng trên thai nhi có hay không và mức độ ảnh hưởng.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Dây rốn "quấn cổ" là từ thông dụng để chỉ hiện tượng dây rốn được nhìn thấy ở vùng cổ thai nhi trên siêu âm. Vì thai nhi luôn cử động trong buồng ối và siêu âm chỉ được thực hiện tại một thời điểm nhất định nên hiện tượng này chỉ mang tính chất tạm thời và có thể thay đổi (hết "quấn cổ" như trường hợp của em, hoặc quấn nhiều hơn như vài trường hợp khác).- Kết quả siêu âm cần được kết hợp với bệnh sử, xem xét cả quá trình mang thai và các dấu hiệu thăm khám trên thực tế để có đủ thông tin cần thiết đánh giá sự phát triển của thai. Bác sĩ khám thai sẽ tư vấn đầy đủ cho thai phụ.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Việc đón chào thành viên mới của một gia đình sau chín tháng mười ngày mang thai cực nhọc luôn là niềm vui sướng hạnh phúc nhất của mỗi người làm cha, làm mẹ và cả của ông bà, dòng họ.
Thật hạnh phúc và may mắn cho những phụ nữ khi vượt cạn lại có chồng hay mẹ bên cạnh, vì chắc chắn mỗi cơn đau như được giảm nhẹ đi, sự lo lắng sợ hãi của sản phụ sẽ vơi đi thật nhiều. Có mẹ bên cạnh thì niềm tin sẽ được tăng thêm, những kinh nghiệm thực tế của bà ngoại bà nội sẽ là nguồn động viên thuyết phục nhất cho người vượt cạn. Đặc biệt khi có chồng bên cạnh, không gì ý nghĩa hơn khi đứa con cùng lúc được cả cha và mẹ chào đón khi cất tiếng khóc chào đời. Người chồng còn có cơ hội cảm nhận đầy đủ những khó khăn, cực nhọc, đau đớn và hy sinh của người vợ khi vượt cạn.
Chính vì lẽ đó mà từ năm 2004, bệnh viện Từ Dũ đã dành riêng 03 phòng của khoa Sanh cho những trường hợp sản phụ có yêu cầu sanh với sự có mặt của 1 thành viên nữa của gia đình. Khi sản phụ vào bệnh viện Từ Dũ, việc đăng ký “sanh gia đình” có thể được sản phụ hoặc gia đình tự ghi vào phiếu yêu cầu ngay từ khoa Cấp cứu, khi đến phòng nhận bệnh của khoa Sanh hay đã nằm tại phòng theo dõi của khoa Sanh đều được bệnh viện đồng ý và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho gia đình.
Khi cuộc chuyển dạ chưa tiến triển tích cực (cổ tử cung chưa mở đến 4cm) mọi sản phụ đều được theo dõi chuyển dạ trong phòng chờ sanh như nhau, chưa chuyển qua phòng “sanh gia đình” vì cuộc chuyển dạ tiến triển chậm, có khi nhiều giờ sau vẫn chưa tiến triển thêm. Khi cổ tử cung mở từ 4cm trở lên, trong vòng khoảng 4 – 6 giờ nữa sẽ kết thúc (bằng việc sanh hay mổ nếu có lý do chính đáng) thì sản phụ sẽ được chuyển đến phòng “sanh gia đình”. Lúc này người nhà sẽ được mời đến khoa Sanh, được khoác áo và thay dép của khoa Sanh và ngồi trong phòng riêng với sản phụ cho đến khi sản phụ sanh xong hoặc khi cần chuyển mổ. Trong thời gian này, người nhà thực sự chia sẻ với sản phụ và cả nhân viên y tế về những khó khăn, cực nhọc trong quá trình theo dõi và đỡ 1 ca sanh.
Một chia sẻ kinh nghiệm thực tế là người vào cùng sản phụ nên là người không sợ kim chích, không sợ máu và phải bình tĩnh trước những hình ảnh can thiệp y khoa mà nếu không có chuyên môn đôi khi sẽ cảm thấy bất an, lo lắng, đôi khi là sợ. Và người chồng cũng cần phải có sức “chịu đựng đau đẻ” cùng với vợ khi vì đau mà một số sản phụ rất dễ cáu gắt, đôi khi là … “ngắt nhéo”, thậm chí là vò đầu bứt tóc của … chồng.
Nhưng cho dù thế nào, thì việc có gia đình bên cạnh lúc sản phụ vượt cạn luôn là việc nên làm, nó mang đậm ý nghĩa văn minh, văn hóa và tình người sâu sắc.
BS. CK2. Hoàng Thị Mỹ Ý
TS. BS. Phan Trung Hòa
Khoa Sanh - BV Từ Dũ
Khi các em đi khám thai các bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung đo huyết áp, cân nặng của các bà mẹ .v.v ... Ngày xưa khi chưa có phương tiện siêu âm như ngày nay các bác sĩ đánh giá cân nặng của thai dựa trên vòng bụng và bề cao tử cung nhưng đánh giá như vậy thường không chính xác vì các bà bầu ngày nay thường có cân nặng rất ấn tượng khi mà cứ cố ăn đủ thứ để cho con mình được nặng ký. Nếu trong quá trình khám thai các bác sĩ thấy bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai thì sẽ nghĩ tới thai suy dinh dưỡng trong tử cung và sẽ cho em siêu âm để đánh giá cân nặng của thai, ngày nay để tính cân nặng của thai 1 cách tương đối chính xác chúng tôi phải cho các sản phụ đi siêu âm kiểm tra và nếu như vậy mỗi lần tái khám là mỗi lần siêu âm, là chờ đợi dù là khám dịch vụ... vì vậy bệnh viện sẽ cho các sản phụ đi siêu âm vào các mốc nhất định và lúc đó chị có thể hỏi bác sĩ siêu âm về cân nặng của con chị. Con chị được 27 - 28 tuần có thể nặng 1200gr tới 1400gr. Bây giờ điều quan trọng nhất là chị phải theo dõi em bé cử động mỗi ngày, nhớ nhé nếu hỏi đếm cử động thai thế nào thì hỏi bác sĩ sản khoa, còn hỏi cân nặng em bé bao nhiêu thì sẽ hỏi bác sĩ siêu âm sẽ tương đối chính xác hơn.
Chúc mẹ khỏe con khỏe.
BS. CK2. Hồ Kỳ Thu Nguyệt
Khoa H - BV Từ Dũ
Nhiễm nấm âm đạo rất thường gặp khi mang thai và đa số thì có đáp ứng điều trị nhưng có một số trường hợp đáp ứng kém hoặc đề kháng với kháng sinh đang sử dụng. Khi mang thai sử dụng thuốc rất hạn chế nên một số trường hợp không điều trị khỏi hẳn được, khi điều trị hết thuốc em phải tái khám, soi nhuộm kiểm tra để đánh giá là hết chưa? Nếu chưa hết có thể tiếp tục điều trị một đợt nữa. Nhớ là phải giữ vệ sinh âm hộ thật khô ráo, mỗi lần đi tiểu không nên rửa nước mà chỉ cần lau khô là tốt rồi, quần lót phải giặt phơi ngoài nắng.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Sau khi bị như thế thì em nên đi khám kiểm tra thai, siêu âm thai nhi. Nếu bị nhẹ , thoáng qua thì có thể không ảnh hưởng đến thai. Với thường hợp thai sớm em thường phải khám , siêu âm ít nhất 2 lần mới đánh giá được sự phát triển của thai có bình thường hay không?
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Nếu sau khi bị sự cố như vậy nhưng em không bị đau bụng kéo dài, không ra huyết thì có lẽ không nguy hiểm gì. Nhưng em nên cẩn thận và nếu có gì lạ phải đi kiểm tra thai lại nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Với tiền căn của em như vậy thì lần này em phải đi khám thai thật cẩn thận theo lịch hẹn của bác sĩ. Không biết là thai em đã dược bao nhiêu tuần rồi? Và em đã khám thai chưa ? Khám ở dâu? Em nên đến phòng khám tiền sản ( khoa Chăm sóc trước sinh ) bệnh viện Từ Dũ để khám và tư vấn. Nếu các kết quả xét nghiệm không có gì nghi ngờ thì em vẫn có thể sanh một baby khỏe mạnh được mà. Em đừng quá lo lắng sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai.
Chúc em mọi điều tốt đẹp
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Em có thể chích ngừa uốn ván rốn như bác sĩ đã hẹn. Nếu em không có yếu tố nguy cơ nào của sanh non thì em không nên quá lo lắng. Theo các nghiên cứu mới nhất thì liều cuối cùng cách ngày dự sinh 2 tuần là đã có thể có tác dụng bào vệ em bé rồi.Không nên xoa bụng của phụ nữ mang thai vì động tác này thường gây ra cơn gò tử cung, nhất là khi tử cung đã “lùm lùm” trên rốn. Cơn gò tử cung gây đau là động lực có thể gây chuyển dạ. Hai vợ chồng em cần chú ý.Bệnh viện Từ Dũ khám thai cho mọi đồi tượng, kể cả các loại BHYTcó giấy chuyển viện phù hợp hoặc không có giấy chuyển viện BHYT (vượt tuyến hay trái tuyến/ngược tuyến). Mức độ hưởng BHYT khác nhau theo qui định của cơ quan BHYT.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Hai bạn nên đến khoa Chăm sóc Trước sinh, tầng 1 khu phòng khám 191 Nguyễn Thị Minh Khai hoặc tầng 1, khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, bệnh viện Từ Dũ để được hướng dẫn khám và tư vấn đầy đủ.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ