tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em, 

Thông thường sau tiêm ngừa Rubella nên dùng biện pháp tránh thai để kế hoạch trong thời gian tối thiểu 1 tháng sau khi tiêm. Em tiêm ngừa 20/02 có kinh ngày 12/03 như vậy khả năng rụng trứng sẽ là 26/03 với chu kỳ 28 ngày, còn chu kỳ 29 ngày thì rụng trứng là ngày 27/03. Có nghĩa là em thụ thai sau tiêm ngừa Rubella trên 1 tháng. 
Thân mến,
TS. BS  Thị Thu 
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Chào em,
100 bà mẹ nhiễm CMV lần đầu tiên (nhiễm nguyên phát) trong quí 1 thai kỳ, nguy cơ trẻ có triệu chứng lúc sinh (chậm phát triển tâm thần vận động, điếc, nhiễm trùng sơ sinh nặng, gan to lách to, giảm tiểu cầu, vàng da, não nhỏ, viêm võng mạc) là 4%. Nếu mẹ đã từng nhiễm CMV trước khi mang thai thì bệnh hầu như không ảnh hưởng đến bào thai.
Hơn 95% phụ nữ ở các nước đang phát triển như Việt Nam đã từng nhiễm CMV. Vì vậy với kết quả CMV IgG dương tính có nghĩa là em đã từng bị nhiễm CMV, nghĩ nhiều đến khả năng nhiễm trước khi mang thai. Chỉ khẳng định chắc chắn trước khi mang thai khi em làm xét nghiệm này trước khi mang thai. Với kết quả Rubella IgG dương tính và IgM âm tính ở thai 14 tuần nghĩa là em đã từng bị nhiễm Rubella trước thời điểm xét nghiệm ít nhất 8 - 10 tuần do đó IgM trở về âm tính). Nếu xét nghiệm lần 2 sau 2 tuần (cùng 1 labo và 1 bộ kít xét nghiệm) mà hiệu giá kháng thể IgG tăng gấp 4 lần so với lần đầu thì em bị nhiễm trong vòng 12 tuần gần đây, nghĩa là bị nhiễm khi em đã có thai, lúc ấy nguy cơ thai nhi bị nhiễm rubella là rất cao. Còn ngược lại nếu xét nghiệm IgG lần 2 giá trị không tăng lên đáng kể hoặc có giảm đi chứng tỏ em đã từng bị nhiễm Rubella trước khi mang thai, khi ấy thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bệnh. Xét nghiệm thời điểm 13 và 14 tuần khác nhau không đáng kể. Nếu xét nghiệm lúc 8 tuần thì tốt hơn trong biện luận.
Thân mến,
TS. BS  Thị Thu 
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Chào em,
 
Rất vui khi nhận được câu hỏi của chồng về sức khỏe mang thai của vợ mình. Hiện nay, những xét nghiệm tầm soát dị tật bẩm sinh của thai nhi (bao gồm cả hội chứng Down) trên mọi sản phụ bao gồm:
 
 - Tuần 11-13: siêu âm đo độ mờ da gáy và lấy máu mẹ xét nghiệm Double test.
 
 - Tuần 16-20: lấy máu mẹ xét nghiệm Triple test.
 
 - Siêu âm thai theo lịch. Siêu âm hình thái học thai nhi lúc 20-24 tuần.
 
 Chọc ối không được chỉ định trên mọi sản phụ. Chỉ khi siêu âm độ mờ da gáy, Double test hay Triple test cho kết quả thai nhi ở nhóm nguy cơ cao bị hội chứng Down, sản phụ mới có chỉ định chọc ối. Vì vậy, em và vợ không nên quá lo lắng. 
Thân mến,
TS. BS  Thị Thu 
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Chào em,

Sau đặt thuốc âm đạo, sẽ có một lượng nhỏ thuốc bị trôi ngược ra. Em có thể đến lấy kết quả vào ngày 02/5, nhưng phải nhớ mang theo sổ khám thai và các giấy tờ, hóa đơn của ngày chọc ối, em nhé. Em điện thoại vào số tổng đài bệnh viện Từ Dũ (08) 54042829 và bấm tiếp số nội bộ của khoa Chăm sóc Trước sinh là 429 hoặc 442.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em,
 
Theo kết quả xét nghiệm em có vào 8/2013, thì em đã có kháng thể miễn dịch chống bệnh Rubella, nên không cần chích ngừa Rubella, và thai sẽ không bị Rubella. Tuy nhiên, trước khi mang thai lại, em nên đến bác sĩ sản khoa để tầm soát một số bệnh lý khác: viêm gan B, tăng huyết áp... để đảm bảo hơn cho thai kì sau.
 
Thân mến,
TS. BS  Thị Thu 
Khoa sản M - BV Từ Dũ
Chào em,
- Trong thai kỳ ở phụ nữ mang thai lần đầu, có 2 mũi tiêm vacxin ngừa uốn ván rốn cho sơ sinh : hai mũi tiêm cách nhau ít nhất một tháng và mũi tiêm sau cùng cách ngày dự sanh ít nhất 1 tháng.
- Khi nào tiêm sẽ do bác sĩ khám thai quyết định trên cơ sở các dấu hiệu thăm khám được, em nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em,

Sau tiêm ngừa Rubella, bác sĩ thường khuyên ngừa thai 3 tháng. Tuy nhiên, những trường hợp mang thai sau tiêm ngừa chưa đến 3 tháng không ghi nhận bất thường gì liên quan đến việc tiêm ngừa. Do đó, em có thể yên tâm dưỡng thai. Về các thuốc trị ho em đã dùng, vì không rõ tên thuốc nên không thể tư vấn cụ thể được. Em khám thai và theo dõi thai tại khoa Chăm sóc Trước sinh để được sàng lọc trước sinh và tư vấn cụ thể, em nhé.

Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em,

Hiện tại thị trường sữa dành cho bà mẹ mang thai rất phong phú và nói chung đều tốt. Nhưng mỗi bà mẹ có thể hợp với một loại sữa nhất định. Em có thể mua các gói sữa nhỏ hoặc lon sữa nhỏ để uống thử. Nếu thấy phù hợp, thì sẽ uống lâu dài, em ạ.

Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào chị,
Chị đã lo lắng rất đúng. Siêu âm chỉ là một xét nghiệm hỗ trợ cho quá trình khám thai, chứ không thể thay thế hoàn toàn việc khám thai. Thai đã 33 tuần, với các triệu chứng chị nêu, chị nên đến khám ngay tại bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ hỏi thêm thông tin, thăm khám và chỉ định một số xét nghiệm bổ sung cần thiết. Từ đó, mới tư vấn đầy đủ cho chị về việc tiếp tục chăm sóc thai kỳ như thế nào.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em,

Em nên đến khám tại khoa Chăm sóc trước sinh, phòng tư vấn trước sinh, để cung cấp thêm một số thông tin , mang theo tất cả xét nghiệm, giấy chủng ngừa đã có để được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng, em nhé.

Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em,
Nếu không có hiện tượng viêm tuyến vú (sưng nóng đỏ đau tại chỗ) thì thỉnh thoảng đầu ngực tiết ra 1 chút dịch giống sữa khi mang thai là điều không quá lo lắng. Em cần chăm sóc vệ sinh tuyến vú: lau sạch đầu vú và bầu vú bằng khăn mềm, nước ấm mỗi ngày để tránh đất bẩn vón cục trong các nếp gấp ở đầu vú; không mặc áo ngực quá chật sẽ ảnh hưởng lưu thông máu.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em,
Em có thể đến khám thai tại một cơ sở sản khoa gần nhà (khoa sản bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện...) chứ không nên chỉ đi siêu âm mà thôi. Vì bác sĩ khám thai cần kết hợp các dấu hiệu thăm khám được trong suốt quá trình mang thai; siêu âm chỉ là một phương tiện giúp bác sĩ đánh giá chung sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Thai từ 34 tuần trở đi, ngoài các xét nghiệm cần làm như: phân tích nước tiểu, siêu âm màu...,tùy theo dấu hiệu thăm khám được bác sĩ sẽ cho xét nghiệm bổ sung cần thiết khác, em ạ.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ