tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em,

Nếu có chỉ định chọc ối vợ chồng em cần đến bệnh viện theo hẹn, khám lại và tư vấn 1 lần nữa trước chọc ối, cả hai vợ chồng ký vào giấy cam kết trước khi thực hiện thủ thuật, chi phí khoảng 2000.000đ, trả kết quả sau 5 - 7 ngày. Nếu phải bỏ thai thì nhập viện ngậm thuốc hoặc đặt túi nước gây sẩy thai hoặc sinh non.

Sau khi sinh tình trạng mẹ ổn định sẽ được xuất viện. Em có thể làm việc bình thường sau 2 – 3 tuần.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Thương mến, em chưa nói rõ thai em hiện bao nhiêu tuần, kết quả xét nghiệm cụ thể như thế nào nên khó trả lời. Nếu thai em < 9 tuần thì không lo ngại về rubella. Riêng tình trạng thiếu máu của em chắc là có MCV và MCH thấp nên sợ nguy cơ bé bị bệnh thiếu máu tán huyết di truyền, do vẫy cần xét nghiệm huyết đồ của cả chồng em ạ. Nếu kết quả xét nghiệm của chồng em trong giới hạn bình thường thì không đáng lo.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Chào em,

Với nguy cơ Trisomy 21 (Double test) là 1:243 chưa thuộc nhóm nguy cơ cao (vì nhỏ hơn 1:100), hiện tại chưa có chỉ định chọc ối. Em có thể tiếp tục khám thai định kỳ. Tiếp sau đó vợ em có thể được cho làm Triple test, nếu kết quả thuộc nhóm nguy cơ cao hoặc có dấu hiệu bất thường qua siêu âm hình thái thì sẽ được tư vấ chọc ối, nếu tất cả đều thuộc nhóm nguy cơ thấp thì tiếp tục thai kỳ đến ngày sinh.

Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Bạn Anh Thu thân mến,

Trường hợp của bạn có vết mổ cũ và khung chậu hẹp nên có chỉ định sinh mổ. Thời gian sinh mổ khi thai đủ trưởng thành, tức thai trên 38 tuần tuổi. DS của bạn 5/02 tính theo kỳ kinh cuối, như vậy bạn có thể nhập viện khoảng 25 – 26/01.

Thân ái chào bạn

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

.

Huyền thân mến,

Em đã tiêm ngừa Rubella trong thời gian mang thai 3 tháng đầu. Theo khuyến cáo, không nên mang thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm ngừa Rubella vì vaccine này được sản xuất từ virus giảm độc lực.

Theo lỳ thuyết, khả năng bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh sau khi tiêm ngừa Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ là 1,6%. Tuy nhiên, trên thực tế cho đến nay chưa có trường hợp nào bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh do tiêm ngừa. Vì vậy, nếu có lỡ tiêm ngừa khi đang mang thai giai đoạn sớm vẫn không có chỉ định bỏ thai. Em có thể tiếp tục thai kỳ và đừng quên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá sức khỏe mẹ và bé em nhé.

 Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Chào em,

Em có tiền căn sinh non, có khâu eo tử cung và hiện tại chiều dài kênh cổ tử cung em 2,2cm (là ngắn) nên vẫn còn nguy cơ sinh non lập lại. Hiện tại em cần dùng Progesterone liên tục để dự phòng sinh non. Progesterone dạng uống hay đặt đều có thể được. Cần nghỉ ngơi, tránh làm nặng, kiêng giao hợp, nên dùng thức ăn dễ tiêu, tránh táo bón. Không cần thiết nhập viện để dưỡng thai trừ trường hợp đau bụng hoặc ra huyết âm đạo.


TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

 Thúy Phương thân mến,

Với các kết quả xét nghiệm trên cho thấy: Em đang trong tình trạng viêm gan B mạn, có khả năng lây nhiễm sang con cao từ 90-95%, cần phải điều trị. Em nên đến các bác sĩ chuyên khoa về viêm gan để được tư vấn điều trị. Khi sinh, để giảm nguy cơ cho bé, cần tiêm huyết thanh kháng viêm gan B Hapabig cho bé sơ sinh càng sớm càng tốt. Em có thể đến các bệnh viện tuyến trên như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương để sinh em ạ. Nếu bé sinh ra được tiêm cả Hepabig và vaccine ngừa viêm gan thì có thê bảo vệ cho bé yêu của bạn đến 90%.

 Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

27tháng 01
Bạn Thu Phương thân mến,

Nhau tiền đạo có các loại: nhau bám thấp, nhau bám mép, nhau tiền đạo bán trung tâm và nhau tiền đạo trung tâm. Từ 20 tuần tuổi thai có thể chẩn đoán nhau tiền đạo qua siêu âm. Khi thai lớn lên, đoạn dưới tử cung kéo dài nên bánh nhau có vẻ được kéo lên cao, do vậy có nhiều trường hợp nhau bám thấp trở thành bình thường. Theo y văn, 100 trường hợp được chẩn đoán nhau tiền đạo lúc thai 20 – 23 tuần thì đến lúc sinh chỉ còn 34 trường hợp, nếu được chẩn đoán lúc thai 24 – 27 tuần thì lúc sinh là 49%, chẩn đoán lúc thai 28 – 31 tuần thì lúc sinh là 62%  và 73% của những trường hợp được chẩn đoán lúc thai 32- 35 tuần. Nhau tiền đạo bám mặt sau thường tồn tại đến lúc sinh nhiều hơn so với nhau bám mặt trước. Trong trường hợp của em nhau bám thấp mặt sau có thể khó quan sát nên không đánh giá đúng vào thời điểm thai 28 tuần, do vậy nên đến 30 tuần vẫn còn là nhau tiền đạo.

Sau khi mổ lấy thai, tốt nhất từ 2 năm trở lên hãy để có thai lại. Tuy nhiên, em 33 tuổi và chưa có con nên có thể mang thai lại sớm hơn, có thể 16 tháng sau em để có thai lại cũng được. Để chuẩn bị tốt cho thai kỳ sau, em nên khám sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa và tiêm ngừa các bệnh cần thiết nếu chưa có kháng thể: viêm gan B, thủy đậu, sởi, quai bị, rubella; nên dùng acid folic mỗi ngày. Chúc vợ chồng em luôn hạnh phúc và sẽ có cháu bé khỏe mạnh trong tương lai gần.

Thân ái chào em.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà

Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Chào em

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai kỳ, người phụ nữ sau tiêm vaccin được khuyên nên ngừa thai từ 1-3 tháng. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bị “vỡ kế hoạch”, nghĩa là mang thai khi mới vừa tiêm vaccin xong. Điều may mắn là cho đến nay các nghiên cứu trên thế giới chưa ghi nhận tác động xấu của vaccin đến các thai kỳ này. Do đó, em có thể dưỡng thai, khám thai định kỳ và tham gia chương trình sàng lọc trước sinh theo hướng dẫn của bác sĩ khám thai.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
26tháng 01
Chào em
Thời gian từ khi chuyển dạ đến khi sanh trung bình ở người con so là 16-24 giờ. Từng trường hợp cụ thể thì có thay đổi, vì việc chuyển dạ sanh phụ thuộc rất nhiều yếu tố. Bác sĩ khám thai sẽ tư vấn thêm cụ thể cho em căn cứ vào tình trạng sức khỏe của em và thai nhi ở những lần thăm khám gần ngày dự sanh.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Chào em

Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng thai phụ nghỉ ngơi nhiều sẽ ảnh hưởng sự phát triển trí não của bé về sau. Em an tâm theo hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ lưu ý rằng dù không đi lại nhiều nhưng em cũng nên cử động chân tại chỗ, xoa bóp tứ chi giúp lưu thông máu ở chân tay vì nguy cơ  huyết khối mạch máu có tăng ở phụ nữ mang thai.

Chúc em và thai nhi khỏe mạnh.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Chào em

Em có thể tiếp tục theo dõi thai tại phòng khám bệnh viện Từ Dũ, mang theo sổ khám thai và tất cả xét nghiệm đã có. Các xét nghiệm của bệnh viện Hùng Vương được chấp nhận tại bệnh viện Từ Dũ, em ạ. Bác sĩ chỉ bổ sung những gì cần thiết sau khi thăm khám cho em.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ