tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em

Em có tình trạng động thai sớm. Có nhiều nguyên nhân gây động thai, chứ không phải chỉ do việc vận động quá mức hay chế độ sinh hoạt chưa đúng. Em cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ đã khám cho em: dùng thuốc, nằm nghỉ, chế độ sinh hoạt...

Nếu đáp ứng điều trị tốt, hiện tượng bóc tách túi thai có thể hồi phục được.

Thân mến!


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ


03tháng 10
Chào em


Sinh mổ hay sinh ngả âm đạo là do bác sĩ quyết định trên cơ sở tình trạng sức khỏe của mẹ và thai. Vì sinh mổ cũng có những nguy cơ và tai biến nên em sẽ được bác sĩ khám thai tư vấn cụ thể.


Nếu thai nhi nghi ngờ có bệnh lý tim mạch, em cần được khám


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Việc tiêm ngừa sẽ được tư vấn kỹ lưỡng trước khi tiêm. Thông thường sau khi tiêm vaccin, nên tránh thai trong vòng 3 tháng. Trường hợp đặc biệt khác thì sẽ được tư vấn cụ thể. Em đi khám tổng quát thì phải biết cụ thể bệnh gì và uống thuốc gì thì mới biết có ảnh hưởng thai hay không và mức độ nào.

Bảo Xuân chứa tinh chất mầm đậu nành, collagen tự nhiên và một số dược liệu. Về lý thuyết, em có thể dùng. Tuy nhiên, em nên đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để xác định tình trạng sức khỏe trước khi mang thai; từ đó, có tư vấn phù hợp.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Việc chích ngừa viêm gan B sẽ được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng trước khi chích. Thông thường, nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau khi hoàn tất việc tiêm ngừa. Các trường hợp đặc biệt sẽ được tư vấn cụ thể.


Tùy theo bệnh sử sản khoa, tình trạng sức khỏe của mẹ trước khi mang thai, bác sĩ sẽ khuyến cáo việc dùng sắt, acid folic và một số vi chất; nên dùng trước khi có thai từ 2-3 tháng. Bạn có thể vừa uống thuốc và uống sữa, nhưng không uống cùng lúc, mà nên cách xa nhau khoảng 2-3 giờ. Để biết chồng bạn (kể cả bạn), cần làm xét nghiệm gì, hai vợ chồng nên đến khám sức khỏe trước khi mang thai tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh, bệnh viện Từ Dũ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ


Chào chị,

Chị đã được kê đơn 3 loại thuốc với thành phần như sau:

-    Stedman M – Cal: Calcium carbonate, Cholecalciferol, Magne sulphate, được chỉ định để bổ sung các chất tạo xương cho phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em đang lớn hoặc phụ nữ lớn tuổi, tiền mãn kinh và mãn kinh.
-    Saferon: sắt (III) hydroxyl polymaltose, folic acid, dùng để dự phòng thiếu sắt , acid folic trước, trong  và sau thai kỳ (trong thời gian cho con bú) hoặc điều trị thiếu sắt tiềm tàng và thiếu máu thiếu sắt   

-   
Acmolrine: Casein hydrolysate, là hỗn hợp các acid amin, dùng trong trường hợp loạn dinh dưỡng, suy nhược, mệt mỏi  hoặc trong thời kỳ mang thai , cho con bú.

Thành phần của Acmolrine  không tương tác với các thành phần của Saferon và Stedman M –Cal khi dùng đồng thời. Chị có thể uống Acmolrine chung với Saferon vào buổi sáng và với Stedman M-Cal vào buổi chiều, Nếu uống như vậy thì Acmolrine chỉ đủ dùng trong vòng nửa tháng. Tuy nhiên, điều này không gây ảnh hưởng gì nếu chị có một chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý.

Chúc chị khỏe,


Ds Hoàng Thị Vinh

Khoa Dược - BV Từ Dũ


30tháng 09
Chào em

Nếu lúc thai 11- 14 tuần em chưa được làm các xét nghiệm sàng lọc quí 1 thì em nên đến khám ngay tại cơ sở y tế để được tư vấn về sàng lọc quí 2. Qua thăm khám, sàng lọc, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho em về các nguy cơ bất thường thai nhi, nếu có, cũng như cách chăm sóc thai kỳ tốt nhất.



ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Đây có thể là tình trạng động thai sớm. Bác sĩ khám thai sẽ tư vấn cụ thể cho em kết hợp dấu hiệu thăm khám được, đồng thời hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, làm việc và ăn uống hợp lý.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào bạn

Vaccin ngừa nhiễm HPV – là một loại virus được chứng minh có thể gây ung thư cổ tử cung- đang có tại Việt nam. Việc tư vấn sử dụng vaccin này được thực hiện tại cơ sở y tế được cấp phép. Bạn cần được thăm khám và tư vấn cụ thể về vaccin; ví dụ: được sử dụng cho các phụ nữ từ 9-26 tuổi, không được tiêm cho phụ nữ đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú thì cần thận trọng...

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Khi đến ngày dự sinh mà chưa có dấu chuyển dạ, thai phụ cần đến khám tại cơ sở sản khoa để đánh giá sức khỏe thai nhi. Từ đó, có hướng xử trí cụ thể. Nhiều trường hợp sẽ được khởi phát chuyển dạ và theo dõi sanh ngả âm đạo chứ không hẳn phải sinh mổ tất cả, em ạ.

Chúc em “vượt cạn” an toàn.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

1. Để biết thai của em có thực sự đang phát triển chậm hơn bình thường hay không, cần tính lại tuổi thai dựa trên siêu âm 3 tháng đầu, nếu có. Vì ngày sinh dự tính (từ đó suy ra tuổi thai) dựa vào chu kỳ kinh thường có sai số nhiều, nếu chu kỳ kinh em không đều 28 ngày.

2. Để thai hấp thu dinh dưỡng tốt và phát triển, người mẹ cần có chế độ nghỉ ngơi, ăn uống, làm việc hợp lý theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ khám thai tùy thuộc giai đoạn phát triển thai nhi.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Theo thông tin bạn cung cấp thì việc uống kháng sinh sẽ không ảnh hưởng gì đến thai nhi lần này.

Có nhiều nguyên nhân gây thai lưu và đôi khi không xác định được chính xác nguyên nhân. Một vài nguyên nhân như: thiếu dưỡng chất hoặc một vài vi chất quan trọng, suy hoàng thể thai kỳ dẫn đến thiếu progesterone là một nội tiết tố cần thiết trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bổ sung vi chất cần thiết trước khi mang thai lần sau, tốt nhất là từ 3 tháng trước khi mang thai. Hoặc những tháng đầu mang thai nên bổ sung progesterone...Em có thể đi khám thai và thông báo về tiền căn thai lưu để được bác sĩ tư vấn cụ thể và hướng dẫn phù hợp.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Biện pháp cho bú vô kinh là một biện pháp tránh thai tạm thời dựa vào việc cho bú mẹ hoàn toàn sau sinh khi chưa có kinh trở lại và con dưới 6 tháng tuổi. Đây là biện pháp tránh thai có hiệu quả không cao.

Em có thể uống thuốc tránh thai, loại viên chỉ có progestin- dùng cho bà mẹ đang cho con bú.

Tuy nhiên, em cần được bác sĩ tư vấn về các chống chỉ định và dặn dò cách dùng đúng.



ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ