Màng trinh của em, thì em là người biết rõ nhất còn hay mất. Bác sĩ không thể nghe em kể để biết còn hay mất được. Các bác sĩ khám phụ khoa không có thẩm quyền được trả lời còn hay mất màng trinh mà phải là khám giám định pháp y mới được phép trả lời, do đó ngay cả khi em đi khám phụ khoa câu hỏi của em cũng không được trả. Nếu em lo lắng về không còn trinh tiết thì tốt nhất em nên tránh nguy cơ có thể mất trinh tiết là tốt nhất
Thân mến,
BS.CK2 Tô Thị Minh Nguyệt
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Trước hết bạn có thể xem đường dẫn sau để có thêm kiến thức về thai ngoài tử cung : http://tudu.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/nhung-dieu-can-biet-ve-thai-ngoai-tu-cung/.
Còn dấu hiệu rong kinh như vậy thì bạn nên đến khám tại khoa Khám phụ khoa - bệnh viện Từ Dũ ( khu M1 số 227 Cống Quỳnh ) bạn cần nêu rõ những thông tin để bác sĩ khám và tư vấn cho bạn thật tốt nhé.
Thân mến,
BS. CK2. Hồ Thị Hoa
K. Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Tắc tia sữa sẽ gây cương tức vú, khi đó việc vắt sữa là cần thiết nhằm gây sự thông thương các tia sữa dễ dàng hơn. Việc dung kháng sinh và kháng viêm là phù hợp nếu bạn đau nhức nhiều, kèm theo đó cần vắt sữa nhiều lần để tránh ứ đọng sữa. Bepanthen bôi núm vú chỉ khi núm vú bị nứt nẻ, không có tác dụng trong trường hợp tắc sữa bạn ạ. Sữa vắt ra bạn vẫn cho bé bú bình thường bạn nhé.
Thân.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Cảm giác bụng gò lên như em mô tả nghĩ nhiều đến co thắt ruột. Em nên ăn nhiều rau, trái cây và uống nhiều nước, tập đi cầu mỗi ngày để ruột được lưu thông tốt.
Thân.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Trước hết tốt nhất là em nên cho bé yêu bú trực tiếp bầu vú mẹ nếu có thể. Hiện tại em bị viêm mô vú nên việc điều trị là cần thiết. Các loại thuốc em được cho toa có thể dùng trong thời gian cho bé bú em ạ. Để dự phòng viêm vú tái phát, em nên lau sạch vú trước và sau khi cho bé bú hoặc vắt sữa. Không nên để vú căng quá lâu, nên vắt sữa hoặc cho bé bú thường xuyên em nhé.
Thân mến,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Em bị té xe trước đó và đi lại có khó khăn nhưng sinh thường được là điều đáng mừng. Sau sinh thường sản dịch thoát ra liên tục từ lòng tử cung qua âm đạo ra ngoài, thời gian tiết sản dịch thường từ 2 – 3 tuần. Trong giai đoạn này siêu âm sẽ thấy ứ dịch lòng tử cung.
Hiện tại, em đang hậu sản ngàu thứ 19 nên việc ứ dịch lòng tử cung qua siêu âm là hoàn toàn bình thường. Nếu em có một trong những biểu hiện sau đây: sốt, đau bụng dưới, sản dịch đục và có mùi hôi thì phải đến cơ sở y tế có khoa sản khám ngay vì có nguy cơ nhiễm trùng. Khi em hoàn toàn không có những biểu hiện kể trên, ăn uống, tiêu tiểu bình thường thì không đáng lo em ạ. Em nên vận động đi lại và ăn uống bồi dưỡng để cơ thể chóng khỏe và có thể chăm bé tốt hơn.
Thân
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Vết mổ thâm đen và gồ lên co khả năng là bị sẹo lồi. Bạn cần hạn chế ăn những món có khả năng gây sẹo lồi như rau muống, thịt bò. Nên dùng các thuốc chống sẹo lồi như Dermatix, Hydrocortisone,..Ra huyết lúc 8 tuần sau mổ có thể là có kinh non. Bạn vẫn có thể nịt bụng và tập thể dục để cơ bụng được săn chắc.
Thân.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Xác suất để một cặp vợ chồng có thể có thai được nếu cả 2 đều bình thường và quan hệ thường xuyên là từ 6 tháng đến 1 năm. Trường hợp của em vì đã mổ cắt hết 1 bên buồng trứng và tai vòi vì u nang buổng trứng xoắn nên sẽ chậm hơn so với bình thường như em đã biết. Nếu tuổi em còn trẻ thì em có thể chờ đơi thêm khoảng 6-12 tháng nữa nếu có thai tự nhiên được thì tốt, còn nếu không có thì 2 vợ chồng em có thể khám hiếm muộn để bác sĩ kiểm tra, tư vấn và nếu cần thiết thì sẽ hổ trợ thêm để em dễ có thai hơn. Chúc em mau có tin vui nhé!
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Thường viêm âm đạo do nấm ít có liên quan đến việc phá thai ngoại khoa mà củ yếu liên quan đến vấn đề giữ gìn vệ sinh đặc biệt là khi môi trường âm hộ, âm đạo bị ẩm ướt nhiều ( có nhiều phụ nữ hay xịt nước rửa mỗi lần đi vệ sinh) thì rất dễ bị nhiễm nấm. Viêm âm đạo do nấm thường rất dễ điều trị nhưng cũng rất dễ bị tái phát cần chú ý tuân thủ tốt theo chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám đúng theo hẹn và điều trị cả người chồng. Vấn đề chậm có con có thể do nhiều nguyên nhân trong đó tiền căn viêm nhiễm đường sinh dục và nạo phá thai có thể gây ảnh hưởng. Nếu hiện tại em đang mong con thì 2 vợ chồng em nên đi đến khoa hiếm muộn các bệnh viện chuyên khoa sản khám và tư vấn, điều trị cụ thể nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Theo như em diễn tả thì có nhiều khả năng em bị nhiễm trùng vết mổ. Nếu em cảm thấy lo lắng, không yên tâm thì em nên đi đến các bệnh viện chuyên khoa sản như bệnh viện Hùng Vương hoặc bệnh viện Từ Dũ để khám, tư vấn và điều trị cụ thể nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ
Trường hợp của em thì hơi hiếm gặp nhưng không có gì nguy hiểm. Năm 2013, phần U bọc dịch nhầy đã mổ nội soi bóc xong. Hiện tại em có nang bì buồng trứng (P) nhỏ, các xét nghiệm máu trong giới hạn bình thường thì chỉ cần theo dõi, không cần điều trị gì cả, theo dõi mỗi 3-6 tháng, nếu kích thước u ngày càng tăng ( >5 cm) thì có thể phẫu thuật bóc phần u, phần mô lành vẫn giữ lại. Sau này em vẫn có khả năng sanh con bình thường nên đừng quá lo lắng nha.
Thân mến,
ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu
P. Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ