tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào em

Trong một chu kỳ kinh nguyệt bình thường, nội mạc tử cung sẽ thay đổi bề dày theo thời gian do ảnh hưởng của nội tiết tố. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa để được thăm hỏi về tiền sử kinh nguyệt, khám thực tế và kiểm tra siêu âm bởi một bác sĩ có kinh nghiệm về sản phụ khoa.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình 

13tháng 01

Chào em

Một trong những tác dụng phụ của que cấy tránh thai là sự rỉ máu âm đạo trong vài tháng đầu tiên, như trường hợp của em. Hiện tượng này thường chấm dứt trong khoảng vài tháng tới. Em đã được khám và chỉ định cấy que tránh thai cách đây 3 tháng. Tuy nhiên, em có thể đến bác sĩ sản phụ khoa để kiểm tra các dấu hiệu khác tại đường sinh dục.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
K. Kế hoạch gia đình 

Chào em

Nếu em còn trẻ, mới lập gia đình thì không cần quá lo lắng về lần sẩy thai này. Trước khi quyết định mang thai lại, cả 2 vợ chồng nên đi khám tiền thai để các BS có thể đánh giá tổng quát sức khỏe của cả 2 người để chuẩn bị cho một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa 

Chào em

Không bắt buộc làm pap nếu BN đủ điều kiện chích ngừa HPV (<26 tuổi, có nhu cầu tiêm ngừa). Tuy nhiên, một số cơ sở y tế thường yêu cầu làm pap trước tiêm ngừa vì quyền lợi của người bệnh. Cụ thể:

- Pap’s là tầm soát tế bào ung thư ở CTC.

- Tiêm ngừa ung thư CTC cụ thể là ngừa 2 hoặc 4 type (tùy loại thuốc) virus HPV nguy cơ gây ung thư CTC cao (#80%).

Vậy nên, nếu kết quả pap bất thường thì vấn đề ở đây là điều trị và theo dõi, chứ không còn là vấn đề phòng ngừa nữa.

 

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa 

Chào bạn

Nếu SA cung cấp thông tin BT có nhiều nang nhỏ, thì kích thước cụ thể là bao nhiêu? Có bao nhiêu nang/BT? Có xét nghiệm nội tiết kèm theo hay không? Và kết quả thế nào? Do đó, nếu bạn chỉ được cung cấp một thông tin chung chung thì không cần quá lo lắng, mà vấn đề là chu kỳ kinh nguyệt bình thường của bạn thế nào? Kế hoạch con cái ra sao? Vậy nên, bạn không cần uống thêm thuốc gì nữa cả mà nên lên kế hoạch có con. Nếu trong vòng 1 năm không có thai, lúc đó cả 2 vợ chồng nên đến các BV sản phụ khoa có đơn vị hiếm muộn để tìm nguyên nhân và ĐT.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa

Chào bạn

U xơ TC là một bệnh lý lành tính ở TC, có thể là một nhân đơn độc hoặc đa nhân như trường hợp của bạn. Nguyên nhân bệnh lý này là do cơ địa, đặc điểm là phát triển dần theo thời gian theo hoạt động nội tiết của người phụ nữ, do đó có xu hướng teo đi khi mãn kinh.

Trong cas của bạn là đa nhân xơ, trong cuộc phẩu thuật BS sẽ bóc đi những khối nhân xơ có kích thước to, không thể bóc hoàn toàn những nhân xơ kích thước chỉ vài mm vì nếu như thế sẽ gây tổn thương cơ tử cung của bạn rất nhiều. Vậy nên, những nhân xơ bạn ghi nhận ở trên là do BS không thể bóc hết hoặc theo thời gian những nhân xơ có kích thước vài mm phát triển lên.

Không có thuốc điều trị hết hoàn toàn NXTC mà chỉ có thuốc trì hoãn sự phát triển NXTC trong một thời gian giới hạn vì những tác dụng phụ của nó. Do đó, chỉ định dùng thuốc rất chặt chẽ, khi thật sự cần thiết mới dùng. VD: một cas đa NXTC quá to mà không thể phẩu thuật vì một lý do nào đó, có thể dùng thuốc chích giảm kích thước khối u tạm thời tranh thủ mang thai,….Vì lý do đó nên trong cas của em BS chọn biện pháp theo dõi là phù hợp.

Vết mổ bóc nhân xơ được xếp là loại vết mổ không bền vững khi mang thai, vậy nên các BS thường khuyên BN nên chờ khoảng 2 năm để có thể an toàn hơn, tuy nhiên thời gian này có thể linh động tùy theo: tuổi, vị trí u xơ khi bóc (trong cơ, hay dưới thanh mạc hay chỉ là UXTC có cuống,…),…

Nếu muốn khám tiền thai nên đi cả 2 vợ chồng. Tại BV Từ Dũ khoa Chăm sóc trước sinh quản lý vấn đề này.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa  

 

11tháng 01

Chào em

Nếu đau vú liên quan đến giai đoạn cho con bú, cần phải xác định để loại trừ quả năng viêm tắc tuyến vú, nếu không ĐT kịp thời hay phù hợp có thể dẫn đến Abscess vú. Vậy nên, bạn nên nhanh chóng đến khám ở các BV có chuyên khoa sản phụ khoa để được khám, SA, chẩn đoán và ĐT.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa

11tháng 01

Chào em

Đa nang tuyến vú là một bệnh lý lành tính ở vú thường được chỉ định theo dõi. Chỉ gây đau khi nang to căng, lúc này có thể chỉ định hút dịch với mục đích giải áp vừa phối hợp đánh giá tế bào vùng này. Bệnh lý này do cơ địa và không thể điều trị triệt để, thuốc chỉ điều trị triệu chứng. Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng, vì triệu chứng đau cũng có thể do tâm lý hoặc do thay đổi của mô tuyến vú theo chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên, hãy sống hòa bình với nó và đi tái khám theo hẹn.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa 

Chào em

Sau khi phẩu thuật bóc u một số trường hợp sẽ hành kinh giống bạn, do sự sụt giảm đột ngột của nội tiết sinh dục liên quan đến BT bên có u bị bóc. Vậy nên, bạn không cần quá lo lắng, nếu tình trạng ra máu không kéo dài và lượng ra như kinh nguyệt hàng tháng (hoặc có thể nhiều hơn chút đỉnh do bạn mới sinh em bé). Tuy nhiên, việc của bạn là phải ngừa thai nếu bạn chưa có kế hoạch có con lại ngay.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa

Chào em

Chưa có kinh lại có thể là do kinh nguyệt của em không đều hoặc cũng có thể có thai lại,…. Do đó, để xác định nguyên nhân, em nên khám phụ khoa để các BS có thể tìm nguyên nhân và tư vấn cụ thể, phối hợp có thể đánh giá các tình trạng khác như: viêm nhiễm, u bướu,…. Nếu có à điều trị trước để thai kỳ của bạn được an toàn. Nếu không cũng giúp bạn có một tâm trạng tâm lý thoải mái để mang thai.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa 

Chào bạn

Sốt là một tình trạng phản ứng của cơ thể khi tiếp xúc với một tác nhân nào đó, VD: virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,… Bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể mình đều có thể bị sự xâm nhập của các tác nhân này. Vậy nên, trong lần đầu bạn sốt do liên quan đến vấn đề sinh đẻ của mình, vả lại khi bạn được thoát sản dịch và ĐT KS, tác nhân gây sốt đã được triệt tiêu, nên bạn không còn sốt là phù hợp. Tuy nhiên, trong lần sốt thứ 2, các lần đầu đã 1 tháng và các tác nhân liên quan đều bình thường, chỉ còn triệu chứng đau bung dưới. Tuy nhiên, bạn lại không cung cấp cụ thể một số vấn đề sau, VD: sốt bao nhiêu độ? Sốt có kèm ớn lạnh hay lạnh run?, sốt liên tục hay chỉ sốt về chiều? (uống hạ sốt từ tối hôm trước mà 24 tiếng sau mới sốt lại? trong khi thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng trong 6-8 tiếng?), Có căng sữa? Đau bụng dưới có kèm thêm các triệu khác (VD: đường tiểu: có gắt buốt, có lắt nhắt), hoặc có các triệu chứng khác liên quan (VD: ho, đau họng,…). Tóm lại, sốt của bạn không đơn giản chỉ liên quan đến vấn đề phụ khoa mà có thể liên quan đến các cơ quan khác, vậy nên bạn nên đến khám ở các BV đa khoa để tìm nguyên nhân và ĐT.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa 

Chào em

Đó là tình trạng căng sữa, nhất là đối với những cas SP có mô tuyến vú dày. Nhiều người có cảm giác như 2 “cục đá” đè lên ngực mình. Việc của bạn là phải chườm ấm, massage cho thông tuyến sữa, nếu bé bú không hết phải vắt ra có thể để dành hoặc làm gì tùy bạn. Không nên để tình trạng ứ căng lâu ngày có thể dẫn đến viêm vú rồi abscess vú rất phiền hà.

ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
K. Khám phụ khoa

...
42434445464748
...

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ