tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Em gái thân mến, em nên đến khám tại bác sĩ sản khoa. Có thể em sẽ được xét nghiệm máu để chẩn đoán chính xác hơn tình trạng có thai hay không hiện nay.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ

Chào em


Thai kỳ có nhau tiền đạo là một thai kỳ nguy cơ cao, có thể ra máu âm đạo bất kỳ lúc nào, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ. Càng gần đến ngày sinh thì càng có nguy cơ ra máu âm đạo đột ngột. Do đó, khó có thể nói trước là đến tuần thứ 34 em có thể di chuyển được bằng máy bay hay không và liệu có an toàn suốt hành trình? Nếu về quê sanh, em nên sắp xếp về sớm hơn và tiếp tục theo dõi tại cơ sở sản khoa uy tín, như Bv tỉnh…Nếu sanh ở BV Từ Dũ, em liên hệ phòng cấp giấy chứng sinh của BV Từ Dũ để được hướng dẫn thủ tục cụ thể để được cấp giấy chứng sinh trong trường hợp bị mất giấy CMND.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ

06tháng 03
Chào em


Em nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh của bệnh viện để được kiểm tra sức khỏe toàn diện của cả hai vợ chồng. Từ đó, mới tư vấn và hướng dẫn điều trị cụ thể, em nhé. 


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ

Chào em

Em nên theo hướng dẫn của bác sĩ và tái khám theo hẹn để xác định sự tiến triển của thai. Thai mới vào buồng tử cung cần thời gian theo dõi thêm về sự chắc chắn của vị trí làm tổ của thai.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Chào em

Em cần khám thai định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Tùy theo tình trạng sức khỏe của em và thai, bác sĩ sẽ cho chỉ định điều trị phù hợp từng thời điểm cụ thể.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ
Chào em


Em khám bệnh gan lần gần nhất là vào tháng 3/2013. Do đó, em nên đến khám lại ngay tại Bv Bệnh Nhiệt đới để biết tình trạng sức khỏe hiện tại. Từ đó, sẽ có hướng dẫn cụ thể. Về lý thuyết, nếu HBV định lượng cho kết quả “không phát hiện” thì em có thể tiếp tục dưỡng thai, theo dõi bệnh gan theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa, khám thai định kỳ và tham gia sàng lọc trước sinh đầy đủ. Em nên khám thai và sanh ở cơ sở sản khoa uy tín như BV Từ Dũ, BV Hùng Vương, BV Đại học Y dược… để được tư vấn kỹ về các biện pháp hạn chế khả năng lây truyền cho bé.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế hoạch gia đình - BV Từ Dũ

Chào Chị,

Salbutamol là thuốc kích thích beta tác dụng ngắn thường được sử dụng trong sản khoa ở dạng đường uống hoặc đường đặt hậu môn trong phòng ngừa cơn cơ thắt chuyển dạ. Theo khuyến cáo của Ủy Ban Cảnh giác Dược Châu Âu (PRAC) vào tháng 09/2013, khi sử dụng liều cao thuốc này, xuất hiện tác dụng phụ trên tim mạch như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), và các tác dụng phụ nghiêm trọng khác như phù phổi. Vì vậy, thuốc này không nên chỉ định ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc có nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên, PRAC cũng kết luận rằng những tác dụng phụ trên của thuốc thường xuất hiện khi sử dụng liều cao trong thời gian hơn 48 giờ.

Trong trường hợp Chị đang mang thai 30 tuần, và có triệu chứng gò cứng 6-7 lần/ngày, (không rõ Chị có các bệnh lý kèm theo như cường giáp, rối loạn nhịp thất, bệnh cơ tim tắc nghẽn, rối loạn tuần hoàn động mạch vành, tăng huyết áp, đái tháo đường không, nếu có Chị nên thông báo với bác sĩ), Salbutamol được chỉ định phòng ngừa cơn co thắt chuyển dạ, kết hợp với chế độ nghỉ ngơi, do vậy Chị nên uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, có gì bất thường Chị đến bệnh viện tái khám, không nên tự ý sử dụng thuốc khác không được sự chỉ định của bác sĩ.  

Chúc Chị có một thai kỳ mạnh khỏe!

DS. Đặng Thị Thuận Thảo
Khoa Dược - BV Từ Dũ

Chào chị, Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong phát triển não và các chức năng của não ở bào thai, ở trẻ em và đặc biệt quan trọng ở phụ nữ mang thai và cho con bú. Trong đó, DHA thiết yếu cho phát triển thị lực và thần kinh ở trẻ. DHA được kết hợp chặt chẽ với mô thần kinh của thai trong tử cung cho đến lúc chào đời. Omega- 3 có chứa trong một số loại cá , hải sản, đặc biệt những cá béo, các loại thịt động vật. Chị có thể bổ sung EPA và DHA từ nguồn thực phẩm thiên nhiên này. Nếu không ăn đủ cá và hải sản thì có thể bồ sung Omega- 3. Liều dùng khuyến cáo cho phụ nữ mang thai chưa có sự thống nhất giữa các Quốc gia khác nhau. Chẳng hạn, Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu axít béo và lipit (ISSFAL) khuyến nghị: Mỗi ngày phụ nữ mang thai cần tối thiểu 200 mg DHA. Hiệp hội an toàn thực phẩm Châu Âu (EFSA) khuyến nghị: phụ nữ mang thai cần bổ sung 350-450 mg EPA +DHA mỗi ngày. Như vậy, chị nên dùng mỗi ngày 1 viên là đã đủ nếu chị không có tiền sử dị ứng với hải sản.
Ngoài ra, trong câu hỏi chị chỉ ghi thành phần là EPA và DHA. Một số dầu cá trên thị trường thường có chứa vitamin A và vitamin D. Nếu dầu cá mà chị định uống có chứa 2 vitamin này thì chị không nên tự ý uống mà phải có sự chỉ dẫn của bác sĩ về liểu lượng vì uống quá liều vitamin A sẽ gây ra nhiều nguy hại cho thai nhi.

Hơn nữa, phụ nữ mang thai khi đi khám thai, bác sĩ thường kê thuốc bổ sung vitamin và khoáng chất. Một số thuốc bổ có chứa sẵn hàm lượng DHA và EPA, Vitamin A, D cần thiết cho phụ nữ mang thai. Do đó, khi đi khám thai, chị nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tránh việc uống quá liều.

DS. Huỳnh Thị Hồng Gấm
Khoa Dược - BV Từ Dũ

Bạn Quyên thân mến,

Các dấu hiệu nghĩ em có thai: trễ kinh + ngực căng, nhũ hoa sậm màu + thử que 2 vạch.

Vì siêu âm chưa thấy thai trong tử cung nên có thể là thai giai đoạn sớm, cũng có thể là thai ngoài tử cung. Xét nghiệm beta hCG nhằm giúp phân biệt hai chẩn đoán này.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

24tháng 02
Lan Hương thân mến,

Thai lưu của bạn có thể do tình trạng nhiễm siêu vi, nhiễm trùng (viêm hô hấp trên), kèm theo đó là những động tác gây tăng áp lực ổ bụng mạnh (ho, hắt hơi liên tục) trên nền thai đang bị yếu (động thai). Noãn hoàng góp phần trong dinh dưỡng phôi thai, khi phôi thai ngưng phát triển, noãn hang sẽ thoái hóa và không nhìn thấy được qua siêu âm.

Thân ái chào bạn, chúc bạn thành công trong thai kỳ lần sau.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Lợi thân mến,

Khá hiếm trường hợp phụ nữ mang thai mãi đến 23 tuần mới phát hiện!! Không biết em đã có sự chuẩn bị trước khi mang thai chưa: tiêm ngừa các bệnh cần thiết, khám sức khỏe tổng quát, dùng acid folic.

Đến giai đoạn tuổi thai 23 tuần thì chỉ theo dõi qua siêu âm đánh giá tình trạng bé mà thôi, quá tuổi thai để làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh.

Những xét nghiệm đánh giá sức khỏe cho mẹ có thể làm nhưng không xét nghiệm rubella nữa.

Em vẫn có thể tiêm ngừa VAT trước sinh nhằm phòng ngừa uống ván rốn sơ sinh. Cần ăn uống bồi dưỡng và tiếp tục khám thai định kỳ theo hẹn.  Em cần khám thai chứ không phải siêu âm đơn thuần em ạ. Khi khám thai bác sĩ sẽ chỉ định làm những xét nghiệm cũng như siêu âm nếu cần.

Thuốc điều trị đau dạ dày có nhiều loại, cho dù thế nào đi nữa em vẫn tiếp tục thai kỳ vì hiện tại thai đã 23 tuần và trên siêu âm chưa thấy bất thường.

Chúc em và bé khỏe.


TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Chào em,

Với kết quả siêu âm như vậy là em có nguy cơ sẩy thai to hoặc sinh non. Em chưa nói rõ thai em hiện tại bao nhiêu tuần nên khó tiên lượng được. Tiền căn chưa có lần nào sẩy, nong ,nạo là tốt. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp hở em tử cung bẩm sinh.

Thân ái chào em.


TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Hậu sản M - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ