Thật sự với những thông tin mà em cung cấp, tôi khộng hiểu tại sao phải làm tiểu phẩu, và phương pháp tiểu phẩu là gì?
Ngoài ra, em cung cấp thông tin cũng chưa đầy đủ. VD: (1) Đối với triệu chứng trể kinh: thông tin phải cung cấp thêm là: bạn có quan hệ chưa? nếu có, phương pháp ngừa thai là gì? chu kỳ kinh nguyệt có đều không?... (2) Huyêt trắng cần phải mô tả cụ thể: màu, muì, lượng,…
Tuy nhiên, muốn chẩn đoán và điều trị bất cứ vấn đề gì, ngoài những thông tin cung cấp của BN, BS phải được khám, được quan sát, nếu cần có thể nhờ cận lâm sàng hỗ trợ (SA, XN máu, huyết trắng,…), mới có thể tư vấn và điều trị được. Vậy nên, tốt nhất em phải đến khám ở các BV có khoa sản phụ khoa để các BS có thể khám và điều trị cụ thể được. Lưu ý, riêng về vấn đề viêm cổ tử cung em phải là người đã từng quan hệ mới có thể quan sát được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Vấn đề ra sản dịch 3 tháng là hơi kéo dài, tuy nhiên em không miêu tả rõ cách thức cụ thể, nếu lượng giảm dần, màu nhạt dần,… thì cũng không đáng lo.
2. Ra huyết laị 10 ngày sau, có khả năng là kinh non: trong trường hợp này em nên theo dõi thêm. Đặc điểm kinh non: lượng có thể nhiều hơn, màu đậm hơn và kéo dài hơn kinh bình thường. Tuy nhiên, nếu lượng ra quá nhiều hoặc dai dẵng hơn 1 tuần, hoặc kèm theo một số triệu chứng khác (VD: đau bụng dưới và /hoặc sốt) có thể có một tình trạng rối loạn kinh nguyệt (do nội tiết hay do viêm nội mạc TC,…), em nên khám ngay ở các BV có chuyên khoa sản để được chẩn đoán và đìều trị.
3. Manpos thành phần là L- Arginine là một loại acid amine dùng để hỗ trợ gan, chỉ định trong các bệnh lý liên quan đến gan mật hoặc chứng khó tiêu mà nguyên nhân liên quan đến gan. Do đó, nếu em thấy mình không có chỉ định dùng thuốc và có cảm giác không yên tâm khi sử dụng thì cũng không cần phải sử dụng.
4. Canvey là thuốc đặc âm đạo với các thành phần kháng sinh trị nấm, vi khuẩn kỵ khí, ký sinh trùng, vi trùng gram dương. Tóm lại, là một loại kháng sinh hổn hợp trị một lúc nhiều tác nhân. Nếu các loại kháng sinh này dùng đường toàn thân thì không phù hợp cho bà mẹ đang cho con bú và trẻ < 2 tuổi. Nhưng vì là đường tại chổ nên có thể cân nhắc điều trị nếu đúng chỉ định. Và vấn đề là phải đúng chỉ định.
5. Lô tuyến CTC không là bệnh lý mà là sinh lý, như trường hợp của em sau sanh, các tế bào tuyến ở kênh CTC lộ ra ngoài do quá trình sinh đẻ, cần có thơì gian để trở lại bình thường. Viêm lô tuyến thì mới đặt ra vấn đề cần điều trị. Tuy nhiên, tôi không thấy rõ sự liên quan lắm giữa tình trạng ra huyết và tình trạng viêm lộ tuyến CTC như em đã được chẩn đoán. Vậy nên, việc đầu tiên em nên giải quyết vấn đề ra huyết âm đạo của mình trước (như đã nói ở trên), sau đó khi ổn định nên đến khám ở các BV chuyên khoa sản phụ khoa để xác định lại tình trạng CTC của mình. Lúc này, các BS đánh giá trực tiếp: (1). Tình trạng CTC của bạn có lộ tuyến không? (2) nếu có thì có đang viêm hay không hay chỉ là lộ tuyến đơn thuần?(3) Điều trị cụ thể nếu có viêm. (4) có chỉ định đốt hay không ? (Không đốt CTC khi không có chỉ định vì đây là một thủ thuật cũng có những biến chứng và những ảnh hưởng về sau của nó)
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bạn nên khám ở một chỗ có uy tín, chứ tôi nghe mấy vụ tia hồng ngoại coi bộ không ổn. Bạn nên siêu âm kiểm tra và thử lại beta Hcg để biết thai trong hay ngoài.
Thân mến,
Ths. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Sau khi sẩy hoặc hút thai lưu, sau sinh…thì chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ thay đổi chút ít. Cơ thể mỗi phụ nữ cần một thời gian khác nhau để chu kỳ nội tiết trở về đều đặn. Ngoài ra, chu kỳ kinh nguyệt còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác như tác động môi trường, tâm lý… Em theo dõi tiếp chu kỳ kinh và lưu ý cần áp dụng biện pháp tránh thai ngay trong giai đoạn này em nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Kế Hoạch Gia Đình - BV Từ Dũ
Chúng tôi chưa hỗ trợ dịch vụ này. Mong bạn thông cảm và sắp xếp để lấy.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
Hội chứng BT đa nang là một bệnh lý được chẩn đoán dựa trên lâm sàng (Kinh thưa, rậm lông, mụn, vô sinh, gặp nhiều ở bệnh nhân thừa cân,…); cận lâm sàng (SA, xét nghiệm nội tiết:,…).
BT dạng đa nang: là một ghi nhận mô tả của SA, tuy nhiên không đủ để kết luận BT đa nang (VD: Hình ảnh SA trong HC BT đa nang: trên BT ghi nhận có 6- 10 nang, kích thước <10mmm) thường thấy ở các trường hợp kinh thưa. Ngoài ra, thường không kèm các triệu chứng trên.Trên thực tế, nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng mà không được sự hỗ trợ của siêu âm xét nghiệm thì rất khó để phân biệt. Vậy nên, nếu ở các trường hợp kinh thưa và mong con > 1năm, tốt nhất nên khám ở các Bv Sản lớn có khoa Hiếm muộn, để các BS có thể khám, cho chỉ định SA xét nghiệm, từ đó có thể chẩn đoán và xử trí cụ thể. Một thông tin giúp em có thể an tâm hơn là hiếm muộn do HC BT đa nang là nguyên nhân có thể điều trị được.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo y học hiện đại ngày nay, nếu đúng theo những thông tin mà em cung cấp: u BT với khả năng lành cao, kích thước u không quá to, đã được chỉ định mổ. Nếu em mổ ở các BV sản lớn, chắc chắn em sẽ được chỉ định mổ nội soi.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Lộ tuyến là sinh lý, thường xuất hiện do quá trình sinh đẻ, thủ thuật ở CTC nên mô tuyến ở cổ trong lộ ra ngoài, một số trường hợp chẩn đoán lầm lẫn do động tác bung mỏ vịt (một dụng cụ dùng để khám phụ khoa) kéo lộ phần tuyến ở cổ trong. Vì là sinh lý nên không cần phải điều trị. Chỉ điều trị nếu có viêm. Trong trường hợp của em, nếu đã hết triệu chứng thì không cần phải lo lắng nữa. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm hơn của em là: Quan hệ tình dục an toàn?. Cụ thể: (1). Có những biện pháp phòng ngừa bệnh lý lây truyền qua đường tình dục hay không? (lậu, giang mai, HIV, Chlamydia, VG B, VG C, HPV….); (2). Có dùng phương pháp ngừa thai để phòng ngừa thai ngoài ý muốn hay không? ( nếu bỏ thai nhiều sẽ ảnh hưởng tương lai sản khoa về sau,…)
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những mô tả của em, có vẻ em đã bị viêm vú hậu sản, nặng hơn là abcess vú. Vậy nên, tốt nhất em nên nhanh chóng đến các Bv có khoa sản lớn để được khám, SA,… từ đó sẽ được chỉ định điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Ngứa âm đạo do rất nhiều nguyên nhân: thường nhất là do nhiễm nấm, ngoài ra còn có một số nguyên nhân cũng khá phổ biến khác. Vd: loạn khuẩn âm đạo (mà nguyên nhân thường nhất là do đặt thuốc diệt khuẩn quá nhiều); kích ứng do tiếp xúc (VD: quần lót mới, Băng vệ sinh,…).Trong trường hợp của em, theo những thông tin mà em cung cấp: em đã nhiều lần xét nghiệm không có nấm, thì khả năng do nấm là thấp. Và trong một lần tiền căn sau khi điều trị liên tục 2 năm và bỏ điều trị 1 tháng thì ổn. Vậy nên, theo suy đoán, trường hợp của em khả năng cao thuộc 2 khả năng sau. Do đó, tốt nhất em nên khám lại ở khoa hiếm muộn của BV Từ Dũ để các BS có thể quan sát trực tiếp, nếu cần có thể cho xét nghiệm và nếu thấy thuận lợi sẽ thực hiện hỗ trợ sinh sản cho em vì đúng là em không còn nhiều thời gian nữa.
Chúc em thành công.
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Em không cung cấp thông tin không đầy đủ nên cũng khó trả lời cụ thể. Ví dụ: chẩn đoán sau mổ của loại u nang trong trường hợp của em là gì? Vì có những loại u nang liên quan đến tình trạng vô sinh, có loại không. Có loại khả năng tái phát cao, có loại tái phát thấp,…Vậy nên, tốt nhất em nên đến các BV Sản lớn khám phụ khoa và khi đi khám mang theo toàn bộ giấy tờ mổ cũ, giấy SA mới,… Để các BS có thể khám, SA kiểm tra hoặc nếu cần có thể cho xét nghiệm máu sẽ trả lời cụ thể về vấn đề: (1) Khối u em mô tả là tái phát hay chỉ là nang cơ năng (sẽ biến mất sau vài chu kỳ); (2) Khả năng u lần mổ trước thuộc loại nào có liên quan đế khả năng sinh sản hay không?; (3) và nếu là u tái phát thì việc điều trị tiếp theo như thế nào? Có cần điều trị ngay hay trì hoãn sau khi có con hay không?
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Trước khi đi ngủ hoặc sau khi tắm, các chị em hay các mẹ nên dùng một tay nâng vú lên, tay kia dùng ba đầu ngón tay cái, trỏ và giữa túm vào phần quầng vú, kéo núm vú ra ngoài, đồng thời nhẹ nhàng hướng núm vú kéo lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái trong vài phút, sau khi kéo núm vú ra cũng có thể nhẹ nhàng dùng ngón tay vê tròn, sau đó dùng rượu 70% lau, mỗi ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút, khi da săn chắc rồi thì núm vú sẽ không tụt vào trong nữa.
Hiện nay người ta có bán một số dụng cụ như máy hút núm vú, có thể dùng máy hút núm vú để hút núm vú ra, sau đó dùng đầu ngón tay cái, ngón trỏ và ngón giữa kéo ra, tiến hành matxa và lau đầu vú như trên.
Nếu đầu vú bị ẩn sâu vào bên trong có thể dùng cốc rượu nhỏ làm ống giác hút ra, mỗi lần khoảng 20 phút, sau đó lấy ra, mỗi ngày 2 lần.
Kinh nghiệm của các bà các mẹ là trong trường hợp núm vú chỉ tụt ở mức độ nhẹ thì khi mang thai đến tháng thứ 7 trở đi, mỗi ngày khi đi tắm, rửa sạch 2 đầu vú bằng nước lạnh, và kéo nhẹ dần núm vú cũng có thể làm cho núm vú không còn bị tụt nữa, nhưng tuyệt đối không được vê hay kích thích mạnh núm vú vì như thế có thể gây đẻ non.
Cách khắc phục trên chỉ giành cho các chị em tụt nún vú bị nhẹ.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ