NXTC < 60mm mà không gây biến chứng gì (VD: rối loạn kinh nguyệt,…) thì không cần điều trị chỉ theo dõi mỗi 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, đặc điểm NXTC là lớn dần (dù chậm) theo thời gian ở các phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, vậy nên nếu muốn có con nữa thì bạn nên lên kế hoạch sớm vì một trong những biến chứng của NXTC liên quan thai kỳ là gây sẩy thai, sanh non.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Rối loạn kinh nguyệt rất dễ xảy ra ở những trường hợp dùng 2 loại thuốc ngừa thai cùng một lúc. Thông thường, đối với người đã có gia đình dùng thuốc viên ngừa thai cũng có thể là một lựa chọn và lâu lâu quên từ 1- 2 viên thuốc có thể phối hợp dùng thuốc ngừa thai khẩn cấp, để tránh rủi ro. Tuy nhiên, điều này không nên quá thường xuyên vì có thể dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc một số tình trạng “khó chiụ” khác.
2. Cơ tử cung mật độ không đều có thể liên quan với một số bệnh lý lành tính của cơ TC, VD như: Nhân xơ tử cung (như bạn mô tả ở trên) hoặc lạc nội mạc trong cơ TC,…và có thể liên quan ít nhiều đến tương lai sản khoa hướng điều trị chỉ theo dõi mỗi 3 đến 6 tháng nếu không quá lớn hoặc gây biến chứng. Vậy nên, tốt nhất bạn nên có kế hoạch mang thai sớm đê tránh lo lắng về sau.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Cosele là thuốc chứa khoáng chất và Vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Progesterone 1% bôi vú thông thường dùng trong các trường hợp đau vú nghĩ do nguyên nhân nội tiết. Cách dùng, bôi 1 lần mỗi ngày và dĩ nhiên là trên cả 2 vú.
2. Theo em mô tả, có lẽ SA nghĩ nhiều là bướu sợi tuyến, là một bệnh lý lành tính ở vú. Để chẩn đoán xác định, em cần được thực hiện một xét nghiệm gọi là FNA (sinh thiết bằng kim nhỏ), nếu u nhỏ chỉ theo dõi mỗi 6 tháng hoặc 1 năm. Chỉ chỉ định bóc khi u to, thông thường >20mm.3
3. Em vẫn có thể có thai trong quá trình sử dụng 2 loại thuốc trên.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em cung cấp, thì có vẻ không được bình thường. Vậy nên, tốt nhất em nên khám đúng chuyên khoa đó là chuyên khoa da liểu, để các BS có thể quan sát và điều trị cụ thể.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
1. Nếu thật sự là Teratoma thì sẽ được chỉ định mổ nội soi, bóc u đi (không cắt BT). Teratoma có một tên gọi khác đó là u quái, mặc dù tên nghe có vẻ đáng sợ, tuy nhiên tỷ lệ lành tính rất cao, khả năng ác tính thấp. Nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu u của bạn có chỉ định mổ, sẽ được hẹn nhập viện để chuẩn bị tiền phẩu (XN kiểm tra bạn có bệnh gì có thể ảnh hưởng đến cuộc mổ; chuẩn bị ruột sạch sẽ để bảo đảm quy trình vô trùng và một số vấn đề khác). Cuộc mổ NS bóc 1 u teratoma thông thường, nếu không tính thời gian chuẩn bị mất khoảng 30 phút, sau mổ bạn chỉ cần theo dõi 3 ngày là có thể xuất viện.
2. Với kích thước u như trường hợp của bạn, mổ NS chỉ bóc khối u đi và chừa lại mô BT lành, nên khả năng sinh sản hầu như không bị ảnh hưởng, nên bạn không cần qua lo lắng.
3. Quan niệm cắt BT 1 bên thì chỉ sinh được trai hoặc gái? Là quan niệm hoàn toàn thiếu cơ sở, có lẻ là có sự nhầm lẫn gì ở đây.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Cảm giác đau phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó thời gian và sức chiụ đựng của mỗi người. Tuy nhiên, cũng không nên quá chủ quan, vậy nên tốt nhất em nên tái khám ở các BV có chuyên khoa sản để được quan sát cụ thể, từ đó sẽ được tư vấn và điều trị phù hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Có thai hoặc mắc bệnh gì thì bạn phải đi khám phụ khoa mới có thể trả lời được. Vậy nên, tốt nhất bạn nên đến các BV có khoa sản phu khoa, để khám. Tại đây, bạn sẽ được khám, SA, XN máu. Nếu có thai hoặc chỉ là rối loạn kinh nguyệt, tuỳ theo tình hình cụ thể bạn sẽ được tư vấn và điều trị thích hợp.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Em cung cấp thông tin không đầy đủ, nên không thể trả lời cụ thể được. VD: (+++) là sao? Trong xét nghiệm soi tươi huyết trắng có rất nhiều tác nhân, nếu tác nhân có hại (nấm hoặc Gardenella hoặc Trichomonas,…) thì cần phải điều trị. Nhưng nếu là Lactobacili thì là vi khuẩn có lợi giúp tạo môi trường bình thường của âm đạo, thì đương nhiên là không cần điều trị rôi.
Thuốc đặt âm đạo chủ yếu có tác dụng tại chỗ do đó vẫn có thể sử dụng nếu cân nhắc sự cần thiết của điều trị này. Ngoài ra, em không nói rõ em có triệu chứng gì khi đi khám? Và khi BS kê toa có nhắc BS rằng mình đang cho con bú hay không?Opxil là tên biệt được của KS Cephalexin, thông thường mẹ cho con bú vẫn dùng được. Tuy nhiên, vẫn cân nhắc sự cần thiết phải sử dụng và lưu ý: thuốc có mùi không dễ chịu và qua sữa nên có một số trường hợp liên quan đến bé bỏ bú mẹ.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Bệnh viện Từ Dũ không có dịch vụ này.
Thân mến,
KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ
1. Kinh nguyệt của chị như thế là không bình thường và cần phải điều trị. Tuy nhiên, khi điều trị tối thiểu phải 3 chu kỳ nhưng do chị không cung cấp rõ một số thông tin nên thật khó để trả lời cụ thể. VD: chị có gia đình chưa? Có ngừa thai hay không? Phương pháp ngừa thai là gì? Khi đi khám, lúc BS chẩn đoán là xuất huyết giữa chu kỳ, chị có được SA và xét nghiệm máu hay không? kết quả thế nào? hẹn tái khám khi nào? Vậy nên, trong cas của chị nếu sau khi dùng thuốc mà vẫn không cải thiện nên tái khám lại ngay. Hoặc đã cải thiện, thì cũng nên tái khám lại sau 1 tháng.
2. Đặt truốc để điều trị nấm trong cas của chị không làm rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, mặc dù nấm điều trị không khó nhưng rất hay tái phát. Và rong huyết kéo dài-> dùng băng vệ sinh thường xuyên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm tái phát. Đây là một liên quan thường gặp giữa 2 vấn đề này.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
MMR II: là tiêm ngừa bao gồm: Sởi- quai bị và Rubella. Nên sau khi tiêm ngừa, 3 tháng sau đó hãy có có thai là an toàn.
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ
Theo những thông tin mà em mô tả, cas của em là kinh thưa. Tuy nhiên, em cung cấp thông tin vẫn còn thiếu nên không thể trả lời cụ thể được, VD: Em đã có gia đình chưa? Nếu đã có gia đình, đã quyết định có con? và không ngừa thai tối thiểu 1 năm chưa? …
Nguyên nhân kinh thưa có thể do bệnh lý hoặc chỉ do “cơ điạ”:
- Nếu do bệnh lý thì có thể liên quan đến khả năng có thai.
- Nêú chỉ do “cơ điạ”, thì em vẫn có khả năng có con, tuy nhiên có thể chậm hơn người có chu kỳ kinh đều.
Vậy nên, để có câu trả lời rõ ràng, em nên khám ở các BV sản lớn và khoa lưa chọn khám sẽ phụ thuộc vào mục tiêu của mình (VD muốn có con hoặc muốn có kinh,…)
Thân mến,
BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ Dũ