tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào Ngà,

DHA là một loại acid béo, được chứng minh là có tác dụng tốt cho thai nhi. 

Việc chỉ định thuốc và các vi chất bổ sung trong thai kỳ nên theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ khám thai trên từng phụ nữ khác nhau để có liều lượng phù hợp, hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp dùng quá nhiều hoặc quá ít. 

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

02tháng 07
Chào Quyên,

Trước hết, em cần chú ý áo quần và các loại vải làm vỏ bao gối, drap giường hoặc thức ăn thường dùng vào buổi tối... Em cần khám tại bác sĩ Nội tổng quát hoặc chuyên khoa Da liễu. Cần chẩn đoán chính xác thì mới biết mức độ ảnh hưởng cho thai nhi.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Thanh Trúc mến,

- Em khám sức khỏe trước khi mang thai tại khoa Chăm sóc Trước sinh, tầng 1, khu phòng khám 191 Nguyễn thị Minh Khai hoặc tầng 1, khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, bệnh viện Từ Dũ.

- Bác sĩ khám sẽ có hướng dẫn cụ thể cho em.

- Về tiêm ngừa, em đến khám tại Viện Pasteur để được tư vấn cụ thể đối với từng loại thuốc hoặc vaccin tiêm.- Hiện tại vaccin ngừa ung thư cổ tử cung chỉ khuyến cáo dùng cho phụ nữ từ 9- 26 tuổi.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Sen mến,

1. Tuổi thai được tính suy ra từ ngày dự sinh. Ngày dự sinh được tính dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, nếu chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày; hoặc dựa vào tuổi thai theo siêu âm 3 tháng đầu. Trường hợp của em nên tính ngày dự sinh theo siêu âm thai 7 tuần. Em cho biết siêu âm thai 7 tuần là ngày nào và bác sĩ khám thai sẽ tính ngày dự sinh cho em. Từ đó, tại một thời điểm bất kỳ trong quá trình mang thai, em có thể biết được tuổi thai của em. 

2. Siêu âm có dùng các từ ngữ chuyên môn sâu để mô tả các dấu hiệu ghi nhận được. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ căn cứ vào kết luận của siêu âm và các thông tin về bệnh sử, triệu chứng khám được để tư vấn đầy đủ cho phụ nữ mang thai. Thai nhi đang phát triển nên các chỉ số trên thai nhi đều sẽ có sự thay đổi, em ạ. Bác sĩ khám thai sẽ hướng dẫn cụ thể ở mỗi lần khám thai.

3. Cơn gò tử cung không có kiểu “giựt giựt” từng chỗ tí xíu như vậy, em ạ.Trương lực tử cung khi có cơn gò sẽ tạo cảm giác chắc đều cả bề mặt tử cung, đôi khi gây đau khi trương lực cao hơn 25 mmHg. Dấu hiệu em mô tả nghĩ đến cử động thai nhiều hơn.

4. Khi có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, em cần đến khám tại bác sĩ sản khoa.

5. Khi có thai, lượng khí hư âm đạo có thể nhiều hơn bình thường nhưng không gây cảm giác ngứa hoặc khó chịu khác. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Thùy Linh mến,

Thông thường những trường hợp này bác sĩ sẽ tư vần cụ thể vì có nhiều lý do khác nhau. Nếu hôm đó em không nhớ hỏi lại ngay thông tin, thì nay em có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại. Nhớ bổ sung đủ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ hộ khẩu, chọc ối ngày nào... để nhân viên dễ tìm lại hồ sơ và trả lời chính xác cho em. Nếu em chọc ối ở bệnh viện Từ Dũ, em có thể gọi số (08) 54042829 và xin số nội bộ của khoa Chăm sóc Trước sinh.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Chào Trúc,

Việc chỉ định thuốc hay vi chất bổ sung cho phụ nữ mang thai là do bác sĩ khám thai quyết định trên cơ sở kết hợp bệnh sử, xem xét cả quá trình khám thai, kết hợp triệu chứng thăm khám được trên thực tế và các xét nghiệm, nếu có. Em có thể hỏi trực tiếp bác sĩ khám thai ở lần khám tới, em nhé.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Chào Vân,

Để chẩn đoán một bệnh lý, bác sĩ cần kết hợp cả triệu chứng thăm khám được trên thực tế và xét nghiệm, chứ không chỉ dựa vào một kết quả đơn thuần. Nếu có dấu hiệu khó chịu về đường tiểu và em lo lắng về bệnh nhiễm trùng, em có thể đi khám lại ngay. 

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Chào em,

Khi đi khám bác sĩ, em nên thông báo về các thuốc em đang dùng để bác sĩ hướng dẫn trực tiếp và cụ thể. Tim thai như vậy là trong giới hạn bình thường của thai 10 tuần. Bác sĩ khám thai sẽ cho chỉ định xét nghiệm máu tùy theo tuổi thai. Ở tuần thai từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày em cần làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, em nhé.

Thân mến,

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
 

Chào Tuấn,

Khi có thai, đặc biệt là bị quá kích buồng trứng, nên uống nhiều nước trong đó nước rau quả càng tốt. Tuy nhiên, thì nước thân cây tía tô làm thai bám chắc hay không thì bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa Đông Y nhờ tư vấn xem sao nhé!

Chúc bạn và em bé khỏe mạnh! 

TS. BS Vũ Minh Ngọc
Khoa Hiếm Muộn - BV Từ Dũ

Chào Hằng,

Trường hợp em đã sanh mổ lần trước , lần này vẫn có thể sanh thường được nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như khung chậu em có đủ rộng để em bé đi qua không? Tình trạng thai kỳ lần này em bé có to quá không?... Em cần tư vấn trực tiếp với bác sĩ khám thai của em.

Thân mến,

ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu

Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ

Chào Mai Anh,

Trường hợp em đã sanh mổ lần trước , lần này vẫn có thể sanh thường được nhưng tùy thuộc vào nhiều yếu tố như lý do mổ lần trước là gi? Có tồn tại hay không? Tình trạng thai kỳ lần này như thế nào? Em cần tư vấn trực tiếp với bác sĩ khám thai của em. Nếu sanh mổ dịch vụ thì em phải đóng thêm phần tiền mổ dịch vụ khoảng 3 triệu nữa. Em vẫn có thể sử dụng BHYT nha.

ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu

Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ

01tháng 07
Chào Mai,

Không biết là em đã khám thai và làm xét nghiệm ở đâu nhưng  trường hợp em là nguy cơ hội chứng Down cao, 2 vợ chồng em cần quay lại bệnh viện Từ Dũ đến khoa chăm sóc trước sanh ( phòng tiền sản) để được tư vấn trực tiếp thì tốt hơn là tư vấn qua mạng.

Thân mến,

ThS. BS. Bùi Thị Hồng Nhu

Phòng Quản lý chất lượng - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ