Thuốc bổ cho phụ nữ mang thai
Hỏi - 18/06/2014
Nếu em đã dùng Obimin plus thì vẫn tiếp tục sử dụng em nhé. Trong Obimin plus đã có sắt rồi em ạ.
Thân mến,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Hỏi - 18/06/2014
Trả lời
Nếu em đã dùng Obimin plus thì vẫn tiếp tục sử dụng em nhé. Trong Obimin plus đã có sắt rồi em ạ.
Thân mến,
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Nếu tuổi thai của bạn là 26.5 tuần (dựa theo ngày dự sanh đã được xác định từ siêu âm quý 1), các số đo trên là phù hợp. Dây rốn quấn cổ không là dấu chỉ báo thai nhi đang nguy hiểm. Cách duy nhất để theo dõi thai khỏe mạnh hay không là theo dõi thai máy; Bác sĩ cũng không thể can thiệp gì để tháo xoắn. Vấn để là khi vào chuyển dạ, cơn gò tử cung dồn dập sẽ gây hiện tượng chèn ép rốn và làm thai nhi bị ảnh hưởng. Lúc này, nhân viên y tế, các bác sĩ và Nữ hộ sinh sẽ có cách theo dõi biểu đồ tim thai và nhận biết khi nào nguy hiểm.
3 tháng cuối, bình thường thai kỳ cũng có những cơn gò tử cung sinh lý gọi là cơn gò Braxton Hicks; với tính chất là không đều đặn, kéo dài ngắn, không gây biến đổi ở cổ tử cung (Bác sĩ sẽ khám và đánh giá chuyện này), thường chỉ <10 cơn/ngày.
Dây rốn quấn cổ và cơn gò sinh lý như vậy không có mối liên quan với nhau hay chỉ điểm cho bất thường gì đặc hiệu.
Thân mến,
BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
Khi đi khám bác sĩ, em nên thông báo về các thuốc em đang dùng để bác sĩ hướng dẫn trực tiếp và cụ thể. Tim thai như vậy là trong giới hạn bình thường của thai 10 tuần. Bác sĩ khám thai sẽ cho chỉ định xét nghiệm máu tùy theo tuổi thai. Ở tuần thai từ 11 tuần 1 ngày đến 13 tuần 6 ngày em cần làm các xét nghiệm sàng lọc trước sinh, em nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Để chẩn đoán một bệnh lý, bác sĩ cần kết hợp cả triệu chứng thăm khám được trên thực tế và xét nghiệm, chứ không chỉ dựa vào một kết quả đơn thuần. Nếu có dấu hiệu khó chịu về đường tiểu và em lo lắng về bệnh nhiễm trùng, em có thể đi khám lại ngay.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Thông thường những trường hợp này bác sĩ sẽ tư vần cụ thể vì có nhiều lý do khác nhau. Nếu hôm đó em không nhớ hỏi lại ngay thông tin, thì nay em có thể liên hệ trực tiếp qua điện thoại. Nhớ bổ sung đủ thông tin về tên, tuổi, địa chỉ hộ khẩu, chọc ối ngày nào... để nhân viên dễ tìm lại hồ sơ và trả lời chính xác cho em. Nếu em chọc ối ở bệnh viện Từ Dũ, em có thể gọi số (08) 54042829 và xin số nội bộ của khoa Chăm sóc Trước sinh.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
1. Tuổi thai được tính suy ra từ ngày dự sinh. Ngày dự sinh được tính dựa vào ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, nếu chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày; hoặc dựa vào tuổi thai theo siêu âm 3 tháng đầu. Trường hợp của em nên tính ngày dự sinh theo siêu âm thai 7 tuần. Em cho biết siêu âm thai 7 tuần là ngày nào và bác sĩ khám thai sẽ tính ngày dự sinh cho em. Từ đó, tại một thời điểm bất kỳ trong quá trình mang thai, em có thể biết được tuổi thai của em.
2. Siêu âm có dùng các từ ngữ chuyên môn sâu để mô tả các dấu hiệu ghi nhận được. Bác sĩ sản phụ khoa sẽ căn cứ vào kết luận của siêu âm và các thông tin về bệnh sử, triệu chứng khám được để tư vấn đầy đủ cho phụ nữ mang thai. Thai nhi đang phát triển nên các chỉ số trên thai nhi đều sẽ có sự thay đổi, em ạ. Bác sĩ khám thai sẽ hướng dẫn cụ thể ở mỗi lần khám thai.
3. Cơn gò tử cung không có kiểu “giựt giựt” từng chỗ tí xíu như vậy, em ạ.Trương lực tử cung khi có cơn gò sẽ tạo cảm giác chắc đều cả bề mặt tử cung, đôi khi gây đau khi trương lực cao hơn 25 mmHg. Dấu hiệu em mô tả nghĩ đến cử động thai nhiều hơn.
4. Khi có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ, em cần đến khám tại bác sĩ sản khoa.
5. Khi có thai, lượng khí hư âm đạo có thể nhiều hơn bình thường nhưng không gây cảm giác ngứa hoặc khó chịu khác. Em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
- Em khám sức khỏe trước khi mang thai tại khoa Chăm sóc Trước sinh, tầng 1, khu phòng khám 191 Nguyễn thị Minh Khai hoặc tầng 1, khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, bệnh viện Từ Dũ.
- Bác sĩ khám sẽ có hướng dẫn cụ thể cho em.
- Về tiêm ngừa, em đến khám tại Viện Pasteur để được tư vấn cụ thể đối với từng loại thuốc hoặc vaccin tiêm.- Hiện tại vaccin ngừa ung thư cổ tử cung chỉ khuyến cáo dùng cho phụ nữ từ 9- 26 tuổi.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
DHA là một loại acid béo, được chứng minh là có tác dụng tốt cho thai nhi.
Việc chỉ định thuốc và các vi chất bổ sung trong thai kỳ nên theo sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ khám thai trên từng phụ nữ khác nhau để có liều lượng phù hợp, hiệu quả tốt nhất, tránh trường hợp dùng quá nhiều hoặc quá ít.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Việc chỉ định thuốc hay vi chất bổ sung cho phụ nữ mang thai là do bác sĩ khám thai quyết định trên cơ sở kết hợp bệnh sử, xem xét cả quá trình khám thai, kết hợp triệu chứng thăm khám được trên thực tế và các xét nghiệm, nếu có. Em có thể hỏi trực tiếp bác sĩ khám thai ở lần khám tới, em nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Trước hết, em cần chú ý áo quần và các loại vải làm vỏ bao gối, drap giường hoặc thức ăn thường dùng vào buổi tối... Em cần khám tại bác sĩ Nội tổng quát hoặc chuyên khoa Da liễu. Cần chẩn đoán chính xác thì mới biết mức độ ảnh hưởng cho thai nhi.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Bác sĩ khám thai sẽ kết hợp các thông tin về bệnh sử, thói quen ăn uống sinh hoạt, dấu hiệu khác (như sốt, nổi ban) từ khi mang thai, thời điểm làm xét nghiệm, các kết quả sàng lọc trước sinh và các dấu hiệu thăm khám được trên thực tế... để tư vấn cụ thể cho em.
Một kết quả xét nghiệm đơn thuần rất khó để giải thích đầy đủ và chính xác cho em.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Trong thai kỳ, việc chỉ định dùng thuốc là do bác sĩ khám thai tư vấn cho thai phụ, trên cơ sở cân nhắc lợi ích và nguy cơ giữa việc dùng và không dùng.
Nếu xét nghiệm máu của em có kết trị số MCH, MCV thấp, em cần được bác sĩ tư vấn đầy đủ về việc tầm soát bệnh Thalassemie cho thai.
Em nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh, tầng 1, khu phòng khám 191 Nguyễn thị Minh Khai hoặc tầng 1, khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, bệnh viện Từ Dũ.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em đang được tầm soát bệnh thiếu máu tán huyết di truyền, gọi là bệnh Thalassemie. Tùy theo kết quả của chồng em, bác sĩ sẽ tư vấn về sự ảnh hưởng cho thai nhi ở mức độ nào cũng như các việc cần làm tiếp theo nên em yên tâm nhé.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em cần đi khám chuyên khoa Nội tim mạch để biết chính xác tình trạng sức khỏe của em hiện tại. Trường hợp của em muốn sanh non phải có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa Nội Tim mạch rằng sức khỏe tim mạch của em không cho phép mang thai tiếp. Sau đó, em sẽ được tư vấn và ký cam kết về những tai biến rủi ro trong quá trình sanh non.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Máu nâu và lượng ít như vậy chứng tỏ tình trạng động thai chưa thực sự ổn định, tuy có cải thiện hơn so với trước. Em cần tiếp tục nghỉ dưỡng thai, hạn chế đi lại hoặc vận động nặng, không quan hệ tình dục khi có ra máu âm đạo như vậy. Em chỉ cần đi khám ngay khi ra máu âm đạo lượng nhiều hơn hoặc đau bụng nhiều. Nếu không thì em sẽ tái khám theo hẹn của bác sĩ.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Vợ em nên đến khám tại khoa Chăm sóc Trước sinh để được tư vấn đầy đủ về tình trạng thai cũng như sức khỏe của mẹ. Các kỹ thuật hỗ trợ trước sinh như truyền ối cần được đánh giá kỹ lưỡng và hội chẩn trước khi có chỉ định cũng tư vấn về lợi ích- nguy cơ của thủ thuật này trên từng thai phụ khác nhau.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Sau khi sanh mổ lần đầu, lần mang thai sau không phải luôn luôn phải mổ lấy thai lại. Những trường hợp có lý do sanh mổ lần trước vẫn còn ở lần này thì sẽ sanh mổ lại như: khung chậu hẹp/ dị dạng... Các trường hợp khác thì theo chỉ định của bác sĩ sản khoa. Em sanh mổ lần trước cách 17 tháng, hiện tại thai lần này đã 36 tuần, nghĩa là em có thai lại khá sớm (chưa được 1 năm sau sanh mổ) nên có thể phải sanh mổ lại vì vết mổ còn mới. Thời điểm mổ lại do bác sĩ khám thai quyết định.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Nếu kinh nguyệt em đều đặn vào ngày 11 hàng tháng và lần kinh cuối là ngày 11/5 thì em có thể đi khám kiểm tra có thai hay không khoảng ngày 21- 25/6. Em đến khoa Chăm sóc Trước sinh, tầng 1, khu phòng khám 191 Nguyễn thị Minh Khai hoặc tầng 1, khu phòng khám 227 Cống Quỳnh, bệnh viện Từ Dũ.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Việc dùng thuốc nói chung, nhất là cho phụ nữ chuẩn bị mang thai, trong thai kỳ và cho con bú nên được hướng dẫn cụ thể của bác sĩ khám, em ạ. Tình trạng sức khỏe, cơ địa dị ứng, khả năng hấp thu...của mỗi người khác nhau nên cần được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Để biết thai có bị suy dinh dưỡng và có thiểu ối không, bác sĩ khám thai cần biết tuổi thai (em không nói thai em hiện tại là bao nhiêu tuần?), xem xét cả quá trình khám thai mới đánh giá sự phát triển của thai kỳ, kết hợp dấu hiệu thăm khám được. Từ đó, mới có các hướng dẫn và chỉ định khác.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em ơi, vậy “tim to, tràn dịch màng tim” là ở em hay ở thai nhi? Nếu ở thai nhi thì không thể kết luận về siêu âm thai như em nêu được, mà em cần đến khám tại bác sĩ sản phụ khoa có chuyên môn về chẩn đoán trước sinh để cung cấp thêm thông tin và được tư vấn cụ thể.
Thân mến,
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ