tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em,

Acyclovir: Được chỉ định điều trị khởi đầu và dự phòng tái nhiễm virus Herpes simplex typ 1 và 2 ở da và niêm mạc, viêm não Herpes simplex, bệnh zona cấp tính, Herpes sinh dục, Thủy đậu xuất huyết, thủy đậu ở người suy giảm miễn dịch, thủy đậu ở trẻ sơ sinh. Theo hệ thống phân loại của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA),  mức độ an toàn cho phụ nữ có thai, Acyclovir thuộc nhóm B, nghĩa là các nghiên cứu có kiểm soát trên động vật không cho thấy nguy cơ trên bào thai, không có nghiên cứu đầy đủ ở phụ nữ mang thai.

Piracetam được chỉ định điều trị các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, lo âu, rối loạn tâm thần, tụ máu, liệt nửa người, thiếu máu cục bộ, suy giảm trí nhớ, thiếu tập trung, sa sút trí tuệ ở người già. Thiếu máu hồng cầu hình liềm, điều trị nghiện rượu, bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.  Mặc dù theo thông tin kê toa chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú nhưng theo FDA chưa có dữ liệu nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Tóm lại, cả 2 thuốc này phải có sự chỉ định của bác sĩ mới được dùng và bác sĩ sẽ cân nhắc khi dùng cho đối tượng là phụ nữ có thai và cho con bú, vì thế không được tự ý sử dụng. Tuy nhiên, em cũng không nên quá lo lắng vì ảnh hưởng của thuốc không nguy hiểm bằng các bệnh mắc phải. Hãy báo cho bác sĩ biết trong lần đi khám thai kế tiếp để được theo dõi chặt chẽ thai kỳ.

Chúc em có một thai kỳ khỏe mạnh.

Ds. CKI. Huỳnh Kim Hằng
Khoa dược - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Như vậy bác sĩ đó khuyên đúng rồi, nếu khó khăn đi lại bạn có thể sinh tại tuyến tỉnh cũng được mà.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn có thể khám tại bất cứ thời điểm nào và mang theo các kết quả đã khám trước đây thôi (để bác sĩ xem thôi, chứ không phải nộp).

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn nên kiểm tra phụ khoa và kiểm tra sức khỏe cho chồng bạn tại khoa hiếm muộn các bệnh viện lớn. Tiêm ngừa cảm cúm cũng có thể giúp giảm các đợt cảm cúm mà bạn.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Đa ối có một số nguyên nhân như: tiểu đường, đa thai, một số dị tật khác của thai, tuy nhiên cũng không ít trường hợp không rõ nguyên nhân. Nên khám thai định kỳ theo đúng lịch và hạn chế ăn tinh bột cũng như ăn ngọt. Phải cố gắng rất nhiều vì cuối thai kỳ lượng ối nhiều quá có thể gây khó thở. Ngôi mông ở tuổi thai này là bình thường thôi.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Nếu chỉ có 1 lần chụp Xquang như vậy thường không ảnh hưởng gì trên thai kỳ, chuyện quan trọng là bạn có thai chưa và có mong muốn dưỡng thai hay không?

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Khi bạn uống và đặt thuốc thì bạn vẫn chưa có thai, vì vậy các loại thuốc trên không ảnh hưởng trên thai kỳ của bạn. Việc dưỡng thai tiếp hay không tùy thuộc vào bạn cả thôi, hai vợ chồng bạn có muốn dưỡng thai hay không. Nếu muốn nên khám sớm để được dùng thuốc dưỡng thai sớm tránh sẩy thai lặp lại.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

30tháng 08
Chào bạn,

Nếu bạn nhiễm Rubella vào các tháng đầu của thai kỳ thì tỷ lệ dị tật thai khá cao. Nên khám lại, đương nhiên nhiễm lúc này phải bỏ thai rồi bạn ạ.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Tử cung 2 sừng vẫn có thể dưỡng thai và sinh không hề có biến chứng gì. Nên khám và theo dõi thai đúng lịch sẽ có kết quả tốt thôi. Dạng tử cung không quan trọng bằng vị trí thai ở đâu, nếu thai bạn đã phát triển vào buồng tử cung thì yên tâm rồi.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Khi làm thủ tục sinh bạn chọn hình thức sinh dịch vụ gia đình nhé.

Thân mến,

KS. Trang Thanh Vũ
P. Công nghệ thông tin - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Sữa nào cũng được miễn chị bạn chấp nhận giá tiền và uống ngon miệng là được. Ăn uống lúc này thường chủ yếu là các thức ăn chị bạn chấp nhận được vì còn đang trong giai đoạn nghén mà.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
   

Chào bạn,

Bạn vẫn có thể sinh thường nếu khung xương chậu của bạn đủ rộng và vẫn được rặn sinh mà. Chuyện giúp sinh thì tùy bác sĩ cân nhắc nhé.

Thân mến,

ThS. BS Phan Thanh Bình
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ
   

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ