tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg

Chào em,

Em nên đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh, bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn cụ thể.

Thân mến.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào cháu

Cháu nên đi khám thai và báo bác sĩ về các triệu chứng như trên để được khám và xét nghiệm khí hư. Từ đó, có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn loại thuốc điều trị viêm nhiễm ít gây ảnh hưởng cho mẹ và bé nhất.

Thân mến.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Dự sinh theo kinh cuối cho kết quả chính xác khi chu kỳ kinh đều đặn 28 ngày. Nhưng trên thực tế, không có nhiều phụ nữ có kinh nguyệt đều tăm tắp 28 ngày, nên giá trị chỉ mang tính tương đối.

Dự sinh theo siêu âm 3 tháng đầu (dưới 12 tuần) cho độ tin cậy cao (sai số 2-3 ngày) nhưng phải được siêu âm bởi bác sĩ kinh nghiệm để có chẩn đoán tuổi thai chính xác.

Bác sĩ khám thai sẽ theo dõi thai kỳ và đánh giá sự phát triển - trưởng thành của thai nhi; từ đó có hướng dẫn phù hợp theo từng giai đoạn thực tế.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng ăn đu đủ chín gây băng huyết! Về lý thuyết, có nhiều nguyên nhân gây băng huyết, trong đó có nguyên nhân thiếu máu của bà mẹ. Em nên ăn uống bồi dưỡng, nâng cao sức khỏe và đi khám thai đều đặn, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong quá trình chuyển dạ của những phụ nữ có tiền căn băng huyết sau sanh, bác sĩ sẽ có những đánh giá cẩn thận, có biện pháp dự phòng phù hợp và can thiệp sớm khi cần.



ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em

1. Về tuổi thai, em nên theo chẩn đoán của bác sĩ khám thai, nhất là khi em có siêu âm thai khoảng 12 tuần.

2. Phương pháp tê hay mê khi mổ do bác sĩ chuyên khoa quyết định trên cơ sở khám trực tiếp bệnh nhân và kết hợp kết quả các xét nghiệm lúc chuẩn bị mổ.

3. Bác sĩ phẫu thuật sẽ quyết định việc có xử trí u nang buồng trứng trong khi mổ lấy thai hay không, chứ không thể nói trước được, em ạ.

4. Trường hợp của em là nhau tiền đạo trung tâm (siêu âm ghi nhận "tràn qua lỗ trong cổ tử cung"). Em sẽ được tư vấn cụ thể trước khi mổ lấy thai về nguy cơ mất máu nhiều và khả năng phải cắt tử cung.

5. Em khám thai theo hẹn và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ. Trường hợp nhau tiền đạo mà không ra máu âm đạo thì không nhất thiết phải nhập viện, em ạ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em

Em nên khám thai đều đặn theo hướng dẫn của bác sĩ của một cơ sở sản khoa có uy tín để xác định lại chẩn đoán và được theo dõi thai kỳ toàn diện.

Mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ và thai, từ đó có chỉ định phù hợp, kể cả chế độ ăn uống, sinh hoạt và việc "tiêm mũi trợ phổi đề phòng sanh non".

ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
17tháng 06

Chào em

Sao em biết là thai 8 tuần? Em có kết quả siêu âm trước đó không?

Nếu chỉ dựa vào kinh cuối thì có nhiều trường hợp tuổi thai sẽ không chính xác do kinh nguyệt phụ nữ thường không đều đặn tăm tắp 28 ngày mỗi chu kỳ, em ạ. Do đó, em nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ và đi khám lại đúng hẹn.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Xin trả lời em như sau:

1. Đa số trường hợp lấy vòng tránh thai sau đặt 5 năm và có thai lại sẽ không ảnh hưởng xấu gì đến thai kỳ cả. Nhiều phụ nữ còn thay vòng đến lần thứ 2 (nghĩa là sau 10 năm) vẫn sanh con sau đó bình thường.

2. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh thuốc chống say tàu xe gây ảnh hưởng xấu cho thai. Tuy nhiên, tất cả các thuốc dùng trong thai kỳ đều phải được cân nhắc cẩn thận. Em nên đến khám tại cơ sở sản khoa để xác định sớm tình trạng thai và được hướng dẫn sàng lọc trước sinh nhằm đánh giá sự phát triển bình thường hay không của thai nhi.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

17tháng 06

Xin trả lời bạn như sau:

1.  Với các trường hợp nghi hở eo tử cung từ lần mang thai trước, cần đi khám thai sớm để được theo dõi sát về các dấu hiệu ra huyết âm đạo, trằn bụng, đo chiều dài kênh cổ tử cung…để được tư vấn về việc khâu eo tử cung- là một thủ thuật hỗ trợ cổ tử cung nhằm phòng chống sẩy thai to.

2.  Trước khi có thai lần sau với tiền sử có sẩy thai sớm và sẩy thai to (15 tuần) như bạn thì hai vợ chồng bạn nên đến khám tổng quát trước khi mang thai (khám tiền thai) tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh, Bệnh viện Từ Dũ. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể, chỉ định các xét nghiệm cần thiết và kê toa thuốc phù hợp. Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa được bác sĩ tư vấn, nhất là nội tiết tố.

3.  Nếu không có dấu hiệu bất thường về đau bụng, ra huyết âm đạo…,bạn nên đi khám thai lần đầu tiên khi trễ kinh khoảng 2 tuần.


ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

17tháng 06

Chào em

Em nên đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước Sinh, Bệnh viện Từ Dũ để cung cấp thêm một số thông tin như kết quả sàng lọc quí 1, xét nghiệm máu... và được kiểm tra thai, từ đó mới tư vấn cụ thể về việc cần làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán và theo dõi thai kỳ.

ThS. BS. Ngô Thị Yên

Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

10tháng 06

Chào anh, khi thai 24 tuần  mà lại ra huyết có rất nhiều nguyên nhân. Đối với thai sống thì nguyên nhân có thể là nhau bám thấp, dọa sanh non hay chuyển dạ sanh non và một số nguyên nhân khác như tổn thương cổ tử cung ( viêm nhiễm, bướu,…) mà khi chạm thương ( giao hợp,…) có thể  gây ra huyết.

Thuật ngữ “Thai nằm thấp” không có trong sách y khoa, có lẽ là cách để cho bác sĩ của anh chị giải thích tình trạng dọa sanh non cho anh chị dễ hiểu. Và phương thức điều trị sẽ là nghỉ ngơi và dùng thuốc.


BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ

Chào em, đối với thai 30- 31 tuần với các kích thước đo và các chỉ số như em nêu trên là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, ở tuần tuổi thai này em vẫn phải tiếp tục khám thai


BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám bệnh - BV Từ D

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ