Sức khỏe phụ nữ mang thai
Hỏi - 06/06/2013
Chào em,
Em nên đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh, bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn cụ thể.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Hỏi - 06/06/2013
Trả lời
Chào em,
Em nên đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh, bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn cụ thể.
Thân mến.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Với tiền sử sản khoa như vậy, trước khi mang thai lần sau, em cần đến khám tại Đơn vị Chẩn đoán Trước sinh, bệnh viện Từ Dũ để được tư vấn cụ thể và có thể làm thêm các xét nghiệm cần thiết.
Hai vợ chồng em không nên quá lo lắng vì tâm lý cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Về lý thuyết, nếu hai vợ chồng sống với nhau bình thường trong 12 tháng trở lên mà không có thai thì gọi là hiếm muộn và cần đi khám theo qui trình của một cặp vợ chồng hiếm muộn.
Chúc hai vợ chồng em hạnh phúc và sớm có tin vui!
Nếu em đang mang thai đã 15 tuần thì em có thể báo với bác sĩ Xquang để được che chắn vùng bụng chậu khi chụp Xquang tim phổi.
Theo lý thuyết, 1 lần Xquang tim phổi ở thai 15 tuần có che chắn vùng bụng chậu thì sự ảnh hưởng của tia X đến thai nhi sẽ không nhiều.
Chúc em may mắn!
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào anh, khi thai 24 tuần mà lại ra huyết có rất nhiều nguyên nhân. Đối với thai sống thì nguyên nhân có thể là nhau bám thấp, dọa sanh non hay chuyển dạ sanh non và một số nguyên nhân khác như tổn thương cổ tử cung ( viêm nhiễm, bướu,…) mà khi chạm thương ( giao hợp,…) có thể gây ra huyết.
Thuật ngữ “Thai nằm thấp” không có trong sách y khoa, có lẽ là cách để cho bác sĩ của anh chị giải thích tình trạng dọa sanh non cho anh chị dễ hiểu. Và phương thức điều trị sẽ là nghỉ ngơi và dùng thuốc.
BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Chào em, theo quy trình thai tại BV Từ Dũ, em sẽ được kiểm tra đường huyết vào lần khám thai đầu tiên để phát hiện những trường hợp tiều đường có sẵn mà BN không biết. Và đối với những trường hợp nguy cơ rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ như: tiền căn đẻ con trên 4kg, tiền căn thai lưu lớn, gia đình có người bị tiểu đường, tăng cân nhanh, béo phì,… hay trong quá trình theo dõi xuất hiện một số dấu hiệu có thể có liên quan đến tiểu đường trong thai kỳ như đa ối, có đường trong nước tiểu (mặc dù trong thai kỳ có đường trong nước tiểu là chấp nhận được),… các trường hợp này khi thai 24- 28 tuần sẽ được làm test dung nạp đường. Nếu test âm tính sẽ được theo dõi thai kỳ bình thường, nếu test dương tính sẽ được giới thiệu khám chuyên khoa nội tiết. Tùy từng trường hợp các sản phụ sẽ được khuyên tiết chế đường hay điều trị bằng thuốc.
Về vấn đề song thai: một sống một lưu như em, nếu có 2 túi ối riêng biệt thì hầu hết trường hợp trên thực tế, thai lưu không gây ảnh hưởng đến cái thai còn sống. Tuy nhiên, em nên được khám thai định kỳ và theo dõi sát. Đến khi thai trưởng thành thì tùy theo tình trạng sức khỏe, ngôi, vị trí thai sống so với thai lưu,… em sẽ được chỉ định mổ lấy thai hay sanh ngã âm đạo.
BS. CK2. Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Sau khi dùng thuốc đặt bạn bị ngứa và nổi sẩn có thể do mẩn cảm với thành phần của thuốc. Trước hết bạn cần ngừng đặt thuốc, có thể chuyển sang dạng thuốc uống dưỡng thai.
Thai kỳ là điều kiện thuận tiện để vi nấm phát triển. Bạn cần khám và xét nghiệm lại huyết trắng để chẩn đoán xem có phải viêm âm hộ âm đạo do nấm không. Từ đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị thích hợp. Việc dùng trà xanh để rửa không phải là cách điều trị. Bạn có thể dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ để rửa vùng kín.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Tuổi mẹ có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm Double test. Những người mẹ càng cao tuổi thì nguy cơ sinh con hội chứng Down càng cao. Nguy cơ sinh con hội chứng Down ở mẹ
25 tuổi là 1/1250, nguy cơ tăng đến 1/385 khi mẹ 35 tuổi và tăng cao 1/30 ở tuổi 45. Em sinh năm 1987 (26 tuổi) nhưng trong CMND là 1896 (27 tuổi) thì sự sai biệt không đáng kể.
Tuy nhiên có đến 80% trẻ bị hội chứng Down sinh ra từ các bà mẹ có tuổi dưới 35, vì vậy việc sàng lọc hội chứng Down trước sinh được thực hiện cho tất cả thai kỳ.
Qua sàng lọc quí 1 (tuổi thai 11 – 13 tuần 6 ngày) kết hợp Double test, tuổi thai, tuổi mẹ và độ mờ gáy, nguy cơ sinh con hội chứng Down được gọi là cao khi >1/100. Nếu nguy cơ < 1/1000 được gọi là nguy cơ thấp. Với nguy cơ cao cần làm thêm xét nghiệm chẩn đoán như sinh thiết gai nhau, chọc ối. Với nguy cơ thấp không làm thêm xét nghiệm gì để chẩn đoán hội chứng Down. Nguy cơ của em là 1/275 chưa phải thuộc nhóm nguy cơ cao và cần siêu âm hình thái để xem có dấu chứng bất thường nào không, ví dụ như hẹp tá tràng, tim bẩm
sinh, thoát vị hoành,…Nếu có kèm bất thường thì nên chọc ối.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Chuyển dạ sinh non có nguy cơ trên cả mẹ và con. Đối với bé sơ sinh non tháng sẽ có những nguy cơ như suy hô hấp, bệnh lý võng mạc; hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa trưởng thành nên bé dễ mắc bệnh, suy dinh dưỡng. Mẹ nuôi con non tháng dễ mệt mỏi, mất sức và dễ bị trầm cảm…Vì vậy, phát hiện sớm để ngăn chặn cơn gò tử cung gây sinh non và hỗ trợ trưởng thành phổi thai nhi là cần thiết.
Đối với người mẹ, những dấu hiệu nhận biết chuyển dạ sinh non là:
- Có cơn gò tử cung gây đau: có 4 cơn gò trong 20 phút hoặc 6 cơn gò
trong 40 phút.
- Ra huyết hoặc ra nhớt hồng âm đạo.
- Ra nước âm đạo (vỡ ối)
- Đau trằn bụng dưới hoặc đau lung từng cơn, đau kiểu co thắt.
Bác sĩ khám thấy có sự tiến triển của cổ tử cung: xóa và mở cổ tử cung qua hai lần thăm khám.
Trường hợp của bạn chỉ ra ít dịch nâu, không ghi nhận đau bụng từng cơn thì chưa đáng ngại lắm. Tuy nhiên bạn cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, không quá căng thẳng, theo dõi cử động thai. Bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa sản để kiểm tra sức khỏe thai nhi: siêu âm và đo tim thai, cơn gò tử cung. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi mà bạn sẽ được xử trí thích hợp.
TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A - BV Từ Dũ
Chào em
Em cần nghỉ ngơi và khám lại theo hẹn của bác sĩ để xác định tình trạng có thai trong tử cung.
Hiện tượng xuất huyết trong nang buồng trứng (T) của em: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, có thể có hiện tượng nang buồng trứng, gọi là nang hoàng thể thai kỳ, sẽ mất đi khi thai lớn dần. Đa số trường hợp xuất huyết trong nang này có thể tự ổn định sau vài tuần nghỉ ngơi và/hoặc có dùng thêm thuốc giảm đau.
Thân mến.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Em hoàn toàn có quyền từ chối chọc ối nếu em không muốn. Theo kết quả xét nghiệm rubella của em thì khả năng thai bị nhiễm rubella là không cao. Tuy nhiên, nếu em xét nghiệm sớm hơn (khi thai dưới 8 tuần thì sẽ giúp bác sĩ nhận định kết quả tốt hơn).
Em không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng sự phát triển của thai.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ
Hiện giờ em “không còn ra huyết nữa” thì em “lo lắng lắm” thì không có lợi? Thai em 16,5 tuần, nếu em chưa làm các xét nghiệm sàng lọc trước sanh quí 1 thai kỳ thì em nên làm xét nghiệm sàng lọc quí 2 vào thời điểm này như các thai phụ khác.
Em cần ăn uống bồi dưỡng, nghỉ ngơi nhiều và yên tâm theo dõi thai.
Chào em
Nếu hiện tượng ra máu không nhiều hơn thì vợ bạn có thể nằm nghỉ, hạn chế đi lại, kiêng quan hệ vợ chồng và chờ ngày tái khám. Nếu ra máu ngày càng nhiều hơn kèm đau bụng khó chịu thì nên đi khám ngay.
Động thai là tình trạng « thai không yên », nên sẽ có ảnh hưởng đến em bé rồi. Tuy nhiên, nếu động thai dần ổn định thì trong đa số trường hợp thai kỳ sẽ tiếp tục phát triển tốt.
ThS. BS. Ngô Thị Yên
Khoa Khám bệnh - BV Từ Dũ