tudu-b2.jpg
tudu-b1.jpg
Chào em,

Nhau bám nhóm 1 là vị trí thuận lợi nhất so với các nhóm khác em có thể yên tâm với vị trí nhau bám này.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

1. Khi thai còn nhỏ tháng, bánh nhau mỏng và diện bám rộng. Sau 32 tuần, diện nhau bám sẽ khu trú lại, từ đó sẽ chẩn đoán nhau tiền đạo hay không. Tuy nhiên, dù thai nhỏ, bánh nhau chưa khu trú, mà bờ dưới bánh nhau bám đến hoặc gần lỗ trong cổ tử cung, sản phụ vẫn có nguy cơ ra huyết âm đạo khi hoạt động nhiều hoặc khi giao hợp,...

2. Bạn bị Thalassemie thể nhẹ không cần chỉ định truyền máu, tuy nhiên không rõ bạn có tái khám định kỳ tại chuyên khoa huyết học hay không để được theo dõi và chỉ định truyền máu khi cần thiết.

3. Như đã đề cặp ở trên, dù chưa đến tuần tuổi thai để chẩn đoán nhau tiền đạo hay không nhưng vị trí nhau bám thấp ở đoạn dưới, bất kỳ tuổi thai nào vẫn có thể ra huyết âm đạo, và đã có những trường hợp ra huyết âm đạo nhiều đến nỗi dù thai còn nhỏ chưa thể nuôi được mà vẫn phải mổ để cứu mẹ. Vì vậy, mong bạn đừng chủ quan.

4. Nhau tiền đạo trung tâm có sanh ở FV hoặc Phụ sản Quốc tế hay không bạn có thể liên hệ trực tiếp ở các đơn vị này để biết được thông tin.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

 Nếu dây rốn một động mạch mà không kèm theo bất cứ một bất thường nào khác thì em cũng không cần quá lo lắng. Nhiệm vụ của em ở thời điểm hiện tại cũng như tất cả các bà bầu khác là theo dõi thai máy mỗi ngày, đi bộ nhẹ nhàng và tái khám theo hẹn hoặc ngay khi có gì lạ (VD: đau bụng hoặc ra nước âm đạo hoặc thai máy ít,…)

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

1. Chế độ nghĩ ngơi trong động thai là nằm nghĩ tại giường có thể đi lại nhẹ nhàng trong sinh hoạt cá nhân. Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này do thai còn nhỏ và mẹ nghén nên không quá quan trọng, tuy nhiên phải bảo đảm không để dạ dày trống, ăn tránh nêm gia vị nhiều, chia làm nhiều buổi trong ngày, …

2. Đau bụng lâm râm cũng là một trong những triệu chứng của động thai. Do đó, em cần tuân thủ các chế độ điều trị của bác sĩ và tái khám theo hẹn hoặc tái khám ngay khi ra huyết âm đạo nhiều.

3. Một số sản phụ trong giai đoạn nghén do nôn ói quá nhiều hoặc ăn uống nêm nhiều gia vị sẽ có cảm giác bỏng rát hoặc ra dây máu do sướt thực quản. Cần cải thiện như đã mô tả ở trên, ngoài ra có thể chuẩn bị sẳn một số kẹo ngọt, the, chua ( tùy khẩu vị) ngậm tránh lạt miệng cũng giúp giảm nôn ói.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

Thai 9 tuần, có tim thai (?), có bóc tách, đồng nghĩa với dọa sẩy thai. Tiên lượng có sẩy thai hay không sẽ phụ thuộc vào (1) nghĩ ngơi nhiều; (2) thuốc điều trị; (3) quan trọng nhất là bản thân phôi có bất thường hay không.

Do đó, nếu em đã có chế độ nghĩ ngơi nhiều + được cung cấp thuốc như trên. Việc còn lại là tái khám theo hẹn hoặc tái khám ngay khi ra huyết nhiều. Khi thai được 11- 13 tuần 6 ngày em sẽ được chỉ định siêu âm độ mờ da gáy và xét nghiệm Double test là những chỉ định tầm soát bất thường thai đầu tiên trong thai kỳ.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

Rõ ràng vợ chồng em là một trường hợp hiếm muộn và đã rất công phu mới có thể có thai. Tất cả những thủ thuật, thuốc men,…là với mục đích để bạn có thai và phòng ngừa nhiễm trùng, thời điểm sử dụng đương nhiên phải trong giai đoạn trước khi bạn mang thai không liên quan đến thai kỳ này.

Không phải tất cả các trường hợp điều trị hiếm muộn  lại có kết quả mỹ mãn như em. Do đó, việc cần thiết của em lúc này là phải có một tinh thần thoải mái không có những lo lắng không cần thiết, ăn uống đủ chất và quan trọng là phải tái khám thai theo hẹn vì em vẫn còn một đoạn đường phía trước khá dài với nhiều vấn đề để có một thai kỳ khỏe mạnh.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Bạn không nói rõ chỉ số xương mũi của thai được đo ở tuần tuổi thai nào, nên không thể kết luận là ngắn hay thiểu sản xương mũi. 

Thiểu sản xương mũi và mặt dẹt là những chỉ điểm của lệch bội nhiễm sắc thể (ví dụ hội chứng Down), nhưng cần phải kết hợp nhiều yếu tố sàng lọc khác nữa để đưa ra hướng xử trí cụ thể; có cần phải làm thủ thuật chẩn đoán hay không. Bạn nên đến đơn vị tiền sản – khoa Chăm sóc trước sinh để được tư vấn và đưa ra hướng xử trí cụ thể hơn, khi đi nhớ mang theo toàn bộ giấy tờ siêu âm xét nghiệm nếu có.

Thân mến,

BS. Trịnh Nhựt Thư Hương
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Chỉ nên tiêm ngừa vaccin trước khi mang thai, còn nếu đã mang thai bạn sẽ được chỉ định tiêm ngừa uốn ván rốn cho bé khi đến một thời điểm nhất định. Do đó, bạn phải tái khám thai định kỳ theo hẹn.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Trường hợp dây rốn quấn cổ có tỷ lệ khá cao trong thai kỳ thường được phát hiện vào 3 tháng cuối và  không liên quan tiên lượng sanh hay mổ. Tuy nhiên, nếu dây rốn quấn cổ mà kèm thêm dây rốn ngắn thì cũng thật là đáng lo (mà dây rốn dài hay ngắn siêu âm không thể đánh giá được), nên tốt nhất bạn vẫn phải theo dõi bé máy mỗi ngày và tái khám ngay khi cảm giác bé máy ít (không tính thời điểm tái khám theo hẹn)

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

31tháng 07
Chào bạn,

1. Nguyên tắc sau động thai và dùng hết liều thuốc BS đã kê toa thì bạn phải quay trở lại tái khám đề các BS có thể đánh giá còn động thai hay không để có thể kê toa thuốc thêm.

2. Nếu bạn muốn khám tại BV Từ Dũ thì sẽ có 2 khu vực quản lý thai kỳ: (1) Khu thám dịch vụ 191 Nguyễn Thị Minh Khai ( khu vực này có thể gọi hẹn giờ 1081); (2) Khu không dịch vụ 227 Cống Quỳnh (đến lấy số trực tiếp). Khi đi bạn nhớ đem đầy đủ giấy tờ khám thai (siêu âm, xét nghiệm,…) nếu có.

3. Nguyên tắc thời điểm bạn lựa chọn đến khám sẽ cho chỉ định 2 nhóm xét nghiệm (sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể và bộ xét nghiệm thường quy). Trong đó, có xét nghiệm đường huyết cần nhịn đói. Tuy nhiên, phải khám và siêu âm sau đó mới chỉ định xét nghiệm (do phải điền một số thông tin siêu âm vào phiếu chỉ định xét nghiệm sàng lọc nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể và tránh cho các sản phụ phải lấy máu 2 lần trong cùng một ngày) nên nhịn đói lâu sẽ khiến các sản phụ không chịu nổi nên chúng tôi có thể linh động chuyển xét nghiệm đường huyết cho lần khám sau.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào em,

 Em không cung cấp rõ thông tin là em ho như thế nào? (VD: có đàm? Màu sắc đàm?...) nên khó có lời khuyên cụ thể. Tuy nhiên, động tác ho sẽ làm tăng áp lực ổ bụng khi thai còn quá non tháng như thế là không tốt vì sẽ làm tăng nguy cơ sinh non. Vì vậy, tốt nhất em nên khám ở chuyên khoa nội hô hấp để được điều trị triệt để.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Chào bạn,

Đúng là dây rốn quấn cổ 3 vòng cũng rất đáng lo, tuy nhiên bạn cũng không thể nằm viện quá lâu  (gần 1 tháng nữa bé mới trưởng thành thật sự) sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của bạn (tinh thần, dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý của mẹ có ảnh hưởng không hề nhỏ lên thai kỳ). Ngoài ra, dây rốn quấn cổ không liên quan tiên lượng sanh thường hay sanh mổ (vì dây rốn có thể dài hoặc bé có thể tự tháo do các động tác xoay trở của mình). Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, cụ thể: ngoài tái khám nhiều hơn so với chu kỳ khám thai bình thường (có thể 3 ngày 1 lần), bạn phải để ý thai máy thật nghiêm ngặt, nếu bé máy ít hay có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, bạn nên tái khám ngay.

Thân mến,

BS. CKII Trần Thị Nhật Thiên Trang
Khoa Chăm sóc trước sinh - BV Từ Dũ

Kết nối với Bệnh viện Từ Dũ